Page 69 - Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
P. 69
bởi một màu như đỏ, xanh hoặc đen. Có khi hoa văn hình
khối được được tạo bởi các màu sắc khác nhau như xanh-
đỏ, đỏ-đen, đỏ-xanh-trắng...
Nhìn chung, với loại vải cổ truyền màu trắng dùng làm
áo, tấm đắp, người Mạ phối màu khá hợp lý, mạnh bạo nên
nhìn rất khoẻ khoắn, sống động.
Với tấm vải nền đen, việc đặt màu sắc phải tính toán
thận trọng và hợp lý vì màu đen rất khó đẩy các sắc độ lên.
Để hạn chế điều đó và át đi một phần tối của màu đen,
người Mạ thường sử dụng màu đỏ, vàng, trắng đi cạnh
nhau. Đôi khi họ còn kết hợp cả màu đen với màu xanh-
trắng để tạo ra đồ án hình học trên nền đỏ, gây hiệu quả
thị giác, đó là khi nhìn các dải màu chạy trên nền đen của
tấm vải thì màu đỏ như nổi bật lên. Việc đặt màu đỏ trên
nền đen không phát huy độ cực nóng của màu đỏ, trái lại,
còn hút một phần chất rực rỡ của màu đỏ vào lòng sâu của
bóng tối, nhưng chính nhờ đó, sự rực rỡ lại trở nên sâu
lắng, không bùng lên chói mắt mà đậm đà hơn, tạo một sức
ấn tượng về mong muốn vươn lên, thoát khỏi bóng tối.
Nhằm tiếp sức cho màu đỏ, người Mạ còn dùng màu
trắng và màu vàng làm nền bên cạnh màu đỏ đối chọi với
màu đen. Cả mảng sáng này đã phát huy tác dụng, tạo thế
vững chãi, lúc ẩn lúc hiện trong bóng tối của nền đen.
Một điều đáng chú ý là khi tạo trang phục, người Mạ
không tách biệt việc dệt các tấm vải với việc cắt may. Thậm
chí, họ còn kết hợp việc dệt vải và tạo hoa văn cùng một
lúc. Vì thế, khi tấm vải hoàn tất, luôn có hoa văn theo sở
thích của người dệt. Trên một mảnh vải lớn, họ cắt vải
thành từng mảnh vừa với chiều dài của y phục,sau đó gấp