Page 192 - Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
P. 192
Áo của phụ nữ Lào ở vùng Điện Biên lại có hai hàng
khuy trước ngực bằng một gicải vải màu xanh, trên đính
những hàng tiền bạc (đồng hào cũ của Pháp), giống như
kiểu cách của người Khơ Mú, và cũng từ đây, chiếc áo được
đính ở hai bên nách mỗi bên một tua vải đỏ để rủ xuống và
cài những lập lắc hình hạt trám bằng bạc chạm trổ cầu kỳ.
Váy: Màu đen, quấn cao đến ngực, gấu và cạp váy tự
dệt gọi là "sỉn tin cosk", gấu váy được dệt hết sức cầu kỳ
bằng sợi tơ tằm màu xanh, đỏ, tím, vàng, hồng... sặc sỡ, với
những họa tiết hoa văn được thể hiện rất tinh tế. Váy được
đính gấu có hoa văn hình người cưỡi hổ (tô sưa), người
cưỡi con rái cá (tô nak), hình hoa bấc (bók táng), hình hai
con chim chọi nhau (nộc tó nộc) và hình người hai đầu.
Khăn đội đầu (piêu lăm, piêu hạng, pốc hua): Dài 3m,
rộng 40cm, màu đen nhuộm chàm, dài gấp đôi khăn piêu
Thái, gấp làm bốn cuốn quanh đầu, đoạn cuối vắt lên phủ
kín phía trên.
Đặc biệt, người Lào ở tỉnh Điện Biên thì vấn khăn theo
kiểu người Lự với một đuôi khăn (khăn pạt) thõng xuống
một bên vai. Khi không chít khăn, họ cài nhiều trâm bạc
chạm trổ rất khéo léo lên búi tóc. Khăn có độ dài khoảng
2,2m, rộng 40cm, hai đầu có tua dài lOcm.
Khăn được dệt kỳ công nhất, là vật dùng quý giá nhất
trong bộ y phục phụ nữ Lào. Đó là đồ dùng không thể thiếu
của phụ nữ Lào và khăn cũng là một vật kỷ niệm do mẹ
chồng thêu để xin cưới hỏi con dâu và tặng cho gia đình nhà
gái. Khăn không chỉ để vắt vai mà còn được dùng phủ lên
mâm lễ gồm trầu cau, đôi gà, một cặp bánh trưng gù, kẹo
bánh, thuốc lào, chuối, mía... đem đến nhà gái. Do đó, có bao
'192