Page 177 - Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
P. 177
nam và nữ cũng nhu' lối mặc áo lót trắng bên trong, áo
ngoài màu chàm. Đây không phải là lối tạo dáng mà là
phong cách mỹ thuật. Nhiều tộc người cũng dùng màu
chàm nhưng còn gia công trang trí các màu khác trên trang
phục, còn ở người Tày hầu như các màu ngũ sắc được
dùng trong hoa văn mặt chăn hay các tấm thổ cẩm.
o Trang phục phụ nữ Tày
Trang phục thường ngày theo truyền thống của phụ nữ
Tày gồm áo cánh, áo dài năm thân, quần váy, thắt lưng,
khăn đội đầu, hài vải.
Áo cánh: Là loại áo bốn thân, xẻ ngực, cổ tròn, có hai
túi nhỏ phía dưới hai vạt trước, thường được cắt may bằng
vải chàm hoặc trắng; khi đi hội, thường được mặc lót phía
trong áo dài. Vì vậy, người Tày còn được gọi là Cân slửa
khao (người áo trắng) để phân biệt với người Nùng chỉ
dùng màu chàm.
Áo dài: Là loại áo năm thân, xẻ nách phải, cài cúc vải
hoặc cúc đồng, cổ tròn, ống tay và thân hẹp có eo. Trước
đây, áo dài của phụ nữ Tày thường được may bằng vải
nhuộm chàm, hiện nay, thay bằng vải nhung mềm mại, ấm
và bóng đẹp hơn. ở giữa eo áo là thắt lưng bằng vải màu
xanh tươi, tạo sự cân đối cho áo và cơ thể, đồng thời tạo sự
nổi bật của màu xanh trên nền chàm.
Khăn vấn đầu: Được làm thành một vòng tròn vừa với
đỉnh đầu. Chất liệu của khăn khi xưa làm bằng vải lụa
nhuộm chàm, còn hiện nay, khăn được khâu bằng vải
nhung tạo độ mềm, mượt và được độn bằng bông ở giữa.
Do vậy khi dùng, người phụ nữ Tày búi tóc ra sau rồi đội
1771