Page 176 - Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
P. 176
5. TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI TÀY
o Vài nét về trang phục
Ngay từ nhỏ, mỗi người con gái Tày đều được mẹ dạy
dệt thố cẩm. Nguyên liệu chính của thố cẩm là sợi bông
được nhuộm thành nhiều màu khác nhau. Khung dệt của
người Tày có kích thước lớn nhất và phức tạp nhất so với
các loại khung dệt khác được tìm thấy ở Việt Nam. Không
ai rõ nghề dệt thổ cẩm của người Tày có từ bao giờ, chỉ biết
những tấm vải thổ cẩm do chính họ dệt ra từ lâu đã nổi
tiếng với những hoa văn đẹp mắt.
Trang phục của người Tày chỉ đơn giản một màu
chàm, nhưng nét đặc biệt trên trang phục dân tộc lại thể
hiện ở chính những mẫu 1 oa văn rụx rỡ trên thổ cẩm của
họ, với độ tương phản cao, có lúc lại là sự hòa sắc trăm
dịu, hoặc sáng tươi. Các sắc thái khác nhau cho thấy thổ
cẩm dân tộc Tày không hề gò bó trong một quy thức hòa
màu hạn chế nào.
Họa tiết được kỷ hà hóa để thích hợp với việc dệt trên
khung dệt. Bố cục họa tiết theo phương pháp ô quả trám
có các đường viền xung quanh tạo thành các đường diêm
gãy khúc. Trong các ô quả trám là họa tiết cách điệu hóa
hình hoa, hình ngọn rau bầu, bí. Trên cơ sở của loại bố cục
hoa văn một màu đen trên nền trắng, người Tày lại phát
triển trang trí theo một hướng khác, gài màu vào từng
đoạn họa tiết, từng mảng họa tiết tùy trình độ thẩm mỹ, ý
thích của người dệt trên khung dệt thủ công.
Trên trang phục của người Tày, nét độc đáo nhất chính
là lối dùng màu chàm phổ biến, đồng nhất trên trang phục
^176