Page 90 - Thời Trang Nữ
P. 90

90    THIỄT KẾ THỜI TRANG Nữ

          Taỵ raglan là kiểu tay ghép thẳng vào hai đường cắt từ chân cổ xuống nách
      tại thân áo trước và thân áo sau, làm cho tay áo và phấn vai trên thân áo nối liến
      thành một kết cấu hoàn chỉnh. Đường đỉnh tay của kiểu tay raglan không  ghép
      vào thân áo theo đường khoét nách thông thường, mà là men theo phần cánh
      tay kéo dài đến thân áo, đổng thời trở thành một bộ phận của thân  áo. Lượng
      kéo dài đến thân áo có thể nhiéu  hay ít, tạo hình rất đa dạng. Tay raglan  bao
      gốm các kiểu: tay một mang (chỗ đinh tay không có đường may), tay hai mang
      (do hai  mang trước và sau tạo thành), tay ba  mang  (do thân tay trước và  sau
      của mang tay ngoài, cộng với  một mang tay trong). Đối với kiểu tay áo thông
      thường,  sau  khi  may ráp đường  đinh  tay và  đường  khoét  nách của  bản  mẫu
      giấy, thông qua kết cấu của tay áo, có thể hình thành một cách rõ nét bộ phận
      mặt sườn của thân áo; nhưng đối với tay raglan, mâu giây thân trước và sau lán
      lượt từ phần vai đến phấn cánh tay tạo thành một mảng hoàn chỉnh, từ đó sẽ
      hình thành dáng tay áo có tạo hình  hơi bằng  phẳng.  Dưới đây sử dụng ví dụ
      vé cách biến đổi từ kiểu tay áo thông thường thành tay raglan dể giải thích vế
      nguyên lý hình thành của tay raglan.

          a. Phương pháp kết cấu cơ bản của tay raglan - từ tay áo thông thường
      đến tay raglan
          Trong hình 3 - 39 đã phản ánh vế quá trình biến đổi từ kiểu tay áo thông
      thường thành tay raglan. Đầu tiên, trên thân áo trước và  sau vẽ ra  hình dáng
      thân áo gộp với tay áo thành tay raglan, sau đó ghép bộ  phận đã được vẽ  ra
      trên thân áo trước sau với tay áo. Mục đích chủ yếu ở đây là giải thích vé quá
      trình hình thành tay raglan.
          b. Phương pháp vẽ trực tiếp tay raglan trên thản áo

          Hình 3 - 40 giải thích về phương pháp vẽ tay raglan trực tiếp trên thân áo.
      Trình tự và trọng điểm của hình vẽ như sau:
          (1 ) Do khi vẽ tay nguyên mâu, lấy góc độ
      mà cánh tay tạo thành góc 45° với đường song
      song kẻ từ đỉnh vai để làm căn cứ vẽ hình, vì
      thế hình vẽ kết cấu cơ bản của tay raglan cũng
      lấy  góc  45°  giữa  cánh  tay  và  đường  thẳng
      song song qua đinh vai làm căn cứ.
          (2)   Độ rộng vai sau và trước đều kéo dài
      ra  1,5cm  (vì  khi  gid  cao  cánh  tay  cán  tăng
      thêm độ rộng vai).
                                               Hình 3-40-1  Hình vẽ mẵu kiểu tay raglan.
   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95