Page 72 - Thế Giới Hoá Học Kỳ Thú
P. 72
Đó là do bên trong công tắc đánh lửa đều được lắp đặt một bộ phận
đánh lửa có tên "sứ điện áp". Thành phần chủ yếu của "sứ điện áp" là;
nhôm (Al), zirconi (Zr) và oxit titan, vì vậy nó còn có tên là "sứ điện áp
nhôm oxit titan zirconi
Sứ điện áp được tạo thành từ rất nhiều hạt túìh thể vô cùng nhỏ bé,
mỗi hạt tinh thể chỉ khoảng vài micrômét. Một miếng sứ bằng hạt đậu có
thể chứa gần một trăm triệu hạt tinh thể rửìỏ bé. Trong điều kiện điện áp
lớn, các hạt tinh thể sẽ được sắp xếp gọn gàng theo một chiều hưóng nhất
định. Loại sứ được hình thành từ các tmh thể được sắp xếp theo một
chiều hướng nhất định có khả năng chuyển hoá giữa điện và áp lực. Khi
tác động một lực nhất định vào một đầu của miếng sứ, thì hai đầu của
miếng sứ sẽ sinh ra sự chênh lệch điện thế lên tói vài ngh'm vôn, có thể
thông qua dây dẫn làm nảy siiìh hiện tượng phóng điện cao áp. Nếu bị
tăng áp lực nhiều lần hoặc bị va đập nhiều sẽ làm cho "sứ điện áp" liên
tục phát ra các tia lửa điện. Dùng "sứ điện áp" làm bộ phận đánh lửa
không sợ bị mài mòn, chỉ cần miếng "sứ điện áp" không bị vỡ thì có thể
sử dụng chúng được mãi. Nó có ưu điểm là sử dụng được lâu, dễ sử
dụng, an toàn.
Sau khi xi măng được đưa ra sử dụng,
tại sao lại cần tưới nước?
Muốn làm cho các chất thông thường trở nên khô cứng, cần loại bỏ
thành phần nước bên trong của chất đó, đưong nhiên bê tông cũng
không ngoại lệ. Nhưng, đối vói những công trình mói được làm từ xi
măng xong, cần có một thòi gian bảo dưỡng, đó chứih là việc tưói nước
thường xuyên lên bề mặt của bê tông. Tại sao vậy? Đó là do xuất phát
từ tính chất của xi măng.
Xi măng là một chất hỗn họp rất mịn được nghiền từ đá vôi, đất
sét... sau khi đă được luyện ở nhiệt độ cao và trộn vói một lượng nhất
định các chất thạnh cao. Khi ngưòi ta trộn xi măng vói nước, chúng sẽ
phản ứng hoá học vói nhau tạo thành một chất đông cứng từ nước.
Ngay lúc đó, phản ứng này chỉ diễn ra giữa nưóc vói bề mặt của các hạt
- 72 -