Page 367 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 367
'323
Người Mưừng vó ngưởi Thái
Người Mường, với dân số gần một triệu người, đứng thứ 3 trong
các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Tập trung đông nhất ở tỉnh Hoà
Bình, và còn có ở Thanh Hoá, Phú Thọ, Sơn La_
Người Mường là dân tộc bản dịa, và rất gần gũi với người Kinh.
Có lẽ xưa kia cả hai dân tộc dểu chung một tổ tiên. Đến dẩu công
nguyên, người Kinh chiếm lĩnh vùng đồng bằng, trong lúc người
Mường vẫn ỏ lại trong các thung lũng chân núi. Trong lịch sử, hai
dân tộc Mường và Kinh rất khăng khít trong việc bảo vệ đất nước.
Sinh hoạt Mường có câu: Cơm đổ, nhà gác, nước vác, lợn thui
(cơm nấu kiểu đổ xôi, nhà sàn, nước vác trong ống tre từ suối, heo
thui lửa để cạo lông). Có thể kể thêm việc nhuộm răng, uống rượu
cấn, thờ cúng tổ tiên, nhạc cụ có đàn cò, cóng chiên... Đặc biệt tiếng
Mường được coi như tiếng Việt cổ, ví dụ bài trường ca ‘Đẻ đất đẻ
nước’ đọc là ‘tẻ tất tẻ đak’. Y phục cổ truyền của phái nữ là khăn đội
đẩu và áo màu trắng hay màu nhạt, váy đen, với thắt lưng nhiều
màu. Có người nói hoa văn trên váy người Mường có chung mô típ
với trống đổng Đông Sơn.
Người Thái, với khoảng một triệu người đang cư trú ở Việt Nam, đây
là dân tộc ít người đông dân thứ 2, chỉ sau người Tày. sống tập trung
ở các tỉnh Tây Bắc như Sơn La, Lai Châu, Yèn Bái, Hòa Binh và ỏ
miền tây Thanh Hóa, Nghệ An. Dân tộc Thái còn ở Trung Quốc,
Lào, Mianma, và dĩ nhiên ở Thái Lan.
Từ khoảng thế kỷ 11 đến thế kỷ 14, người Thái từ phía nam Trung
Quốc, men theo sông Hổng vào đất Việt. Họ đến sau, nhưng với
trình độ phát triển tương đối cao, có một thời gian từng là dân tộc
thống trị vùng Tây Bắc. Lối sống, y phục, luật tục của họ ảnh hưởng
nhiều đến các dân tộc ít người lân cận.
ở Tây Bắc có hai nhóm chinh là Thái Đen và Thái Trắng. Nhà
sàn Thái rộng, thoáng. Hq làm ruộng lúa nước, đào ao nuôi cá, có
chữ viết cổ, tuy nay ít người biết. Múa ‘xoè’ rất phổ biến. Cô gái
Thái mảnh mai, váy đen, áo bó sát người, ngực lấp lánh bộ nút
bạc, dấu dội khăn plêu. cần mang vác, các cô không deo gùi mà
dùng đòn gánh như người Kinh.