Page 272 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 272

230 •   YÊN TỬ

         thiền phái Trúc Lâm. Tháp có 6 tầng, tầng thứ hai có tạc tượng
         nhà vua.
           T h iề n  8Ư
           Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) vừa giỏi việc trị nước, vừa
         là nhà thơ, nhà thiền học xuất sắc. Triều đại Trần Nhân Tông
         (1279-1293) là triều đại đánh thắng quăn Nguyên.  Năm 35
         tuổi, ngài nhường ngôi cho con. Năm 41 tuổi đi tu ở núi Yên
         Tử.  Ngài  vẫn đi  khắp các  nơi  thuyết pháp,  đến  tận  Chiêm
         Thành (và hứa gả Huyền Trân công chúa cho vua Chiêm). Đi
         theo ngài thường chỉ có vài đệ tử.
           Khi biết mình sắp mất, sức lực kiệt quệ, ngài chỉ nghĩ đến
         núi Yên  Tử. Nhà  vua hỏi: ‘Ta muốn lên am Ngọa Vân  (Yên
         Tử) má chân yếu quá rồi’, các đệ tử  bèn xin phép dìu ngài đi.
           Lên núi. Ngày 11 tháng 11. Nửa đèm ở chùa Hoa Yên. Nhà
         vua ra hiệu mở cửa sổ. Trời tối đen sâu thẳm, lạnh ngát, dầy
         sao sáng rực. Ngài ngồi yến một lúc rồi mất.
            - Chùa Hoa Yên (nghĩa là hoa và  khói núi) hay chùa Cả:
         Chùa chính, nơi vua Trần Nhân Tông trụ trì.  Độ cao ở đây
         trên 500 mét.
            - Từ chùa Hoa Yên lên nữa là rừng trúc, cho nên mới có cái
         tên ‘Thiền phái Trúc Lâm’.
            - Chùa Bảo Sái, đặt theo tên một vỊ sư theo hầu vua Trần
         Nhân Tông. Tại đây có tượng nhà vua lúc lâm chung, với thiền
         sư Bảo Sái bên cạnh.
            - ở độ cao 900m, có tượng Yên Kỳ Sinh (hay An Kỳ Sinh),
         một khôi trụ đá giông hình người, ông Yên Kỳ Sinh xưa đã
         đến núi này, hái cây thuốc, tu hành, khi mất hoá đá, vì vậy
         núi có tên Yên Tử.
            - Chùa Đồng; Đánh dấu nơi đỉnh núi. Thời chúa Trịnh đã có
         ngôi chùa lợp ngói đồng, tượng phật đồng, nhưng mất dấu đã
         lâu. Năm 1930, dựng một chùa nhỏ bằng xi măng. Năm 1994
         dựng thêm một chùa đồng nhỏ do Việt Kiều quyên góp. Đầu
         năm 2007, khánh thành một chùa đồng mới trên đỉnh.  Lần
   267   268   269   270   271   272   273   274   275   276   277