Page 66 - Nữ Tướng Thời Trưng Vương
P. 66
nữ iưdiiậ thòi Crưn^ Vưcìiậ
Vào đời Hậu Lê, vua Lê Thánh Tôn mang quân
đánh Chiêm Thành, thuyển rống ghé bến Tiên La, đóng
quân lại nghỉ. Vua cho xem xét tìm miếu thờ Bát Nạn
công chúa rối gọi các cụ già cả trong làng ra hỏi chuyện.
Các cụ đem sự tích Thục nương tâu bày với nhà vua. Vua
Lê đem quân đánh Chiêm Thành được đại thắng, khi trở
vế triểu bèn bao phong Thục nương làm “Vạn cổ phúc
thấn”, để cùng với đất nước hưởng phúc lâu dài, đời đời
ghi nhớ công lao người nữ anh hùng suốt đời vì nước'.
1. Truyện trên soạn theo thán tích miếu thờ Thục nương ở xã
Phượng Lâu, huyện Phù Ninh, Vĩnh Phú. Thục nương được thờ ở
Tiên La (Thái Binh), ở Phượng Lâu và ở Đức Bác (tức Liệp Trang,
huyện Lập Thạch), Ngày sinh thẩn là ngày mười lăm tháng tám
năm Tân Sửu, ngày khánh hạ vào mổng mười tháng ba và ngày hóa
thẩn là ngày mười tám tháng ba.
Theo thắn tích thời hậu Lê do Hàn Lâm Đông các Đại học sĩ
Nguyên Bính phụng soạn, và bản sao của dân Phượng Lâu, có phụ
lục các triếu vua bao phong cho Thục nương thi Thục nương được
phong thấn lẫn lượt như sau:
Thời Trưng vương, sắc phong: Bát Nạn đại tướng quân Trinh Thục
công chúa.
Thời vua Lê Thánh Tôn, sắc phong: Y đức đoan trang Trinh Thục
công chúa.
Thời Minh Mạng nhà Nguyễn, sắc phong: Dục bảo trung hưng
linh phù chi thắn.
Thời Khải Định nhà Nguyễn, sắc phong: Dục bảo trung hưng linh
phù Thượng đẳng thẩn.
Vào thời trước, trong các ngày lễ tưởng nhớ Thục nương tức Bát
Nạn công chúa, ở Vĩnh Phú có bơi trải, hát Xoan, tức hát dúm, cỗ
đéu bày trên mâm đan lót lá.
66
— —