Page 83 - Nguyễn Văn Linh Hành Trình Cùng Lịch Sử
P. 83

Bài học thứ tư không được xem nhẹ là đi đôi với xây dựng và phát triển
              lực lượng còn phải biết bảo tồn lực lượng. Nếu chúng ta chủ quan mất
              cảnh giác thì có khi công lao xây dựng hàng chục năm trời, phút chốc bị
              tiêu tan hết. Trong thực tế đấu tranh phong trào Sài Gòn nhiều lần gần
              như bị “trắng tay”.
                Đồng chí phân tích sâu sắc kẻ thù rất nham hiểm, chúng âm mưu “gài
              bẫy” khiến ta chủ quan mở những cuộc đấu tranh với qui mô lớn bộc lộ
              lực lượng để qua đó, chúng phát hiện được cán bộ nòng cốt, cán bộ lãnh
              đạo, quần chúng trung kiên mà đánh phá, diệt phong trào. Và đổng chí
              nhấn mạnh nếu mất cảnh giác để cho địch đánh phá, lực lượng bị tổn thát
              nặng nề, thì có thời cơ cũng không sử dụng được, làm thiệt hại cho cách
              mạng, như thế có tội với nhân dân, có tội với lịch sử. Cho nên mỗi lần gặp
              cán bộ, đổng chí không bao giờ quên nhắc nhở cán bộ phải triệt để tuân
              thủ những nguyên tắc phương châm hoạt động của Đảng trong vùng đô
              thị.  Đó là những nét lớn trong tính cách “căn cơ” của đổng chí Nguyễn

              Văn Linh đã trở thành những bài học rất “căn cơ”, rất quí báu đối với tôi
              không chỉ cho hôm qua mà cho cả hôm nay trong hòa bình xây dựng.

                Ngoài tính “căn cơ”, cái nổi bật thứ hai nơi đổng chí Nguyễn Văn Linh
              là trong nhiều bước ngoặt lịch sử Việt Nam, đổng chí đã có những quan
              điểm,  chủ trương, đối sách đúng đắn, đồng thời biết phấn đấu kiên trì,
              dũng cảm để những quan điểm chủ trương ấy được thực hiện. Tôi nghĩ đó
              là điểu tối cẩn trong bản lĩnh lãnh đạo. Và bản lĩnh ấy đã được thể hiện qua
              mấy vấn để mà tôi được biết như sau:
                Vấn để thứ nhất vể Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng và trận đánh
              Tua Hai mở màn cho một diễn biến lớn lao của cách mạng miền Nam.
              Chúng ta đểu biết sau Hiệp định Genève 1954, địch đã ngoan cổ xé bỏ hiệp
              định và ra sức đàn áp khổc liệt phong trào quần chúng, sát hại đảng viên
              cộng sản, người kháng chiến cũ, người dân yêu nước. Chúng tôi được biết
              sau khi đồng chí Lê Duẩn ra Trung ương năm 1957, đổng chí Nguyễn \^n
              Linh đảm nhận trọng trách quyến Bí thư Xứ ủy Nam bộ, có mấy lần để
              nghị đưa ra Trung ương Đảng thảo luận “Để cương cách mạng miền Nam”
              do đồng chí Lê Duẩn soạn thảo và đã được Xứ ủy đóng góp ý kiến. Đến
              năm 1958, Xứ ủy cử đại diện ra dự hội nghị Trung ương 15 mang theo kiến



              82
   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88