Page 361 - Nguyễn Văn Linh Hành Trình Cùng Lịch Sử
P. 361
giới, các thế hệ trong nước và ở nước ngoài luôn luôn hướng vế Tổ quốc
thân thương theo truyền thống “lá rụng về cội”.
Việc quý trọng những cán bộ, đảng viên trung thực, dám đấu tranh
chống tiêu cực đòi hỏi Bí thư cấp ủy Đảng, thủ trưởng đơn vị cơ quan có
chính sách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của những con người đó,
đừng để họ bị đố kỵ, bị cô lập, trù dập...
Bác Hổ có niềm tin và tấm lòng yêu thương vô bờ bến đối với nhân dân
và cán bộ, đảng viên từ nhân dần mà ra. Bác nói; “Trong bẩu trời không
gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn
kết của nhân dân”.'" “Ta được lòng dân thì ta không sợ gì cả”.'^’ Trong tư
tưởng Hổ Chí Minh, trong Di chúc, nhân dân là đại gia đình các dân tộc,
là nhân dân lao động với liên minh công nhân, nông dân, trí thức, là đồng
bào lương và giáo, là người có công với cách mạng, không quên nạn nhân
của chế độ cũ, là cộng đổng người Việt Nam ở trong nước và đang làm ăn
sinh sống ở nước ngoài, bây giờ có đến hai triệu người. Và đặc biệt bao
giờ tình cảm thương yêu, tin cậy của Bác cũng dành cho các lực lượng võ
trang, bộ đội và công an, cho thanh niên xung phong, và tuổi trẻ. Hình ảnh
“năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài” Bác nêu trong những ngày
đẩu Nam bộ kháng chiến có sức cổ võ đoàn kết mãnh liệt ở trong Nam và
trong cả nước. Sau Hiệp định Genève 1954, Bác đã “tha thiết kêu gọi tất cả
những người thật thà yêu nước không phân biệt tẩng lớp nào, tín ngưỡng
nào, chính kiến nào và trước đây đã đứng vế phe nào, chúng ta hãy thật thà
cộng tác vì dân vì nước...”'"
Nhân dân đối với Bác không chỉ là cộng đổng nói chung mà còn là từng
trường hợp cụ thể. Bác rất thông cảm với hoàn cảnh, điều kiện của từng
người. Nói chuyện với những ai có lòng yêu nước mà không có điểu kiện
đảm nhận những công việc như mình muốn, Bác ân cẩn an ủi: “Lòng
người thì đồng mà hoàn cảnh không đổng”.''" Với một nhà báo nước ngoài,
Bác đã tâm tình vể tấm lòng của Bác đối với đóng bào miền Nam: “Mỗi
1 "Hổ Chí Minh toàn tập". Tập 7, trang 544
2 "Hồ Chí Minh toàn tập". Tập 10, trang 388
3 "Hồ Chí Minh toàn tập". Tập 7, trang 4
4 "Hồ Chí Minh b1ên niên", Nhà xuất bản Chinh trị Quốc gia, Tập 3, trang 20
360