Page 359 - Nguyễn Văn Linh Hành Trình Cùng Lịch Sử
P. 359

doanh, công tác, học tập tiến bộ, góp phán cải thiện được một bước đời
          sống vật chất, tinh thẩn, tình cảm và lòng tin của quần chúng đối với đảng
         viên, với Đảng tốt hơn. Những kết quả bước đấu tuy còn khiêm tốn so với
          đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng, so với tâm tư nguyện vọng của trong và
          ngoài Đảng, nhưng cũng đem đến những bài học thực tiễn rất quý báu,
          đánh thức được ý thức trách nhiệm, tính Đảng trong cán bộ, đảng viên ở
          cương vị phụ trách. Tuy nhiên đáng buồn là nhiều biểu hiện trì trệ, tiêu
          cực, thoái hóa ở nơi này, nơi khác, cấp này, cấp khác chẳng những chưa
          được khắc phục đúng mức mà còn có chiểu hướng phát triển, lây lan.
            Vể tình hình đoàn kết nội bộ, có những nơi mất đoàn kết nghiêm trọng
          kéo dài.  ở  đây, nguyên nhân không phải do khác nhau, chưa gặp nhau
          trên các vấn để vể đánh giá tình hình, đối tượng, về chấp hành chủ trương,
          chính sách, vể lể lối, cơ chế mà chủ yếu do mâu thuẫn vể quyển lợi cá nhân,
          tập đoàn, phe phái, cục bộ, địa phương.
            Di chúc có chỉ rõ để củng cố và phát triển sự đoàn kết của Đảng, cách tốt
          nhất là “trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm
          chỉnh  tự phê bình và phê bình”P  Rõ ràng ở những nơi có tình hình mất
          đoàn kết nghiêm trọng, ở đó không có dần chủ, không có tự phê bình và
          phê bình thường xuyên, nghiêm chỉnh, không có tình đổng chí. Điểu tôi
          muốn lưu ý là ở một số cấp ủy Đảng, chính quyển, việc tự phê bình và phê
          bình không thể hiện được tính Đảng, tính nguyên tắc, tình thương yêu
          đổng chí mà được thay thế bằng tính nể nang, thiếu thẳng thắn đấu tranh
          bảo vệ chân lý, bảo vệ việc đúng người tốt. Lo lắng bị định kiến, bị vô hiệu
          hóa, thậm chí bị trù dập không phải là những trường hợp riêng lẻ, chỉ ở
          cấp cơ sở. ở  một số nơi xảy ra tình hình Ban Thường vụ, Thường trực biến
          thành một cấp cao hơn cấp ủy Đảng tương đương.
            ở  Bác Hổ, ý thức và nể nếp tự phê bình và phê bình trở thành sinh hoạt
          tự nhiên không thể thiếu được. Nhà báo Trần Dân Tiên kể hổi bị đế quốc
          Anh giam trong xà lim ở Hổng Kông: “ông Nguyễn dùng thì giờ để suy
          nghĩ, để nhớ lại công việc cũ hoặc tự phê bình... làm như vậy chán rổi, ông
          đếm đi đếm lại sàn bao nhiêu gạch, mái bao nhiêu ngói...”.‘‘>


          1  "Những mẩu chuyện vẻ đời hoạt động của Hổ Chủ tịch" Trần  Dân Tiên,  Nhà xuất bản Sự Thật Hà
           Nội,  1975. Trang 83

          358
   354   355   356   357   358   359   360   361   362   363   364