Page 345 - Nguyễn Văn Linh Hành Trình Cùng Lịch Sử
P. 345
này đã phản bội lợi ích dân tộc, cam tâm làm tay sai cho nước ngoài thống
trị nước ta. Trước và sau Cách mạng tháng Tám, theo chủ trương tập hợp
rộng rãi các táng lớp nhân dân để làm cách mạng và kháng chiến của Đảng
ta, Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội đã được thành lập, đứng trong hàng ngũ
Mặt trận yêu nước và tự nguyện thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Như vậy, khác với tình hình nhiều nước trên thế giới, một trong
những đặc điểm nổi bật của cách mạng Việt Nam là ngay từ khi mới ra
đời, Đảng Cộng sản Việt Nam là người duy nhất lãnh đạo cách mạng. Đó
không phải và cũng không thể là sự áp đặt chủ quan duy ý chí của Đảng
đối với lịch sử. Trái lại, đó là sự giao phó của lịch sử thông qua sự sàng lọc
nghiêm khắc. Nhân dân ta bằng sự thể nghiệm xương máu của mình, đã
có dịp đối chiếu so sánh các cương lĩnh và hoạt động của các đảng và các
phong trào để cuối cùng “chọn mặt gửi vàng”, thừa nhận Đảng ta là đội
tiên phong chân chính và duy nhẫt của họ. Đó là vì, như Hổ Chủ tịch nhận
định: “Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng
ta không có lợi ích nào khác”. Đó là Đảng của dân, do dân, dựa vào dân và
vì dân. Nhờ đó, Đảng đã phát huy được sức mạnh to lớn của nhân dân để
làm nên những chiến công vĩ đại. chỉ có Đảng, đội tiên phong có tổ chức
nhất của giai cấp công nhân và nhân dần lao động được vũ trang bằng chủ
nghĩa Marx-Lenin, học thuyết khoa học và cách mạng của thời đại, mới có
khả năng lãnh đạo nhân dân hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân triệt để và từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Ngoài Đảng Cộng
sản ra, ở nước Việt Nam không có một đảng của giai cấp hoặc tầng lớp nào
đảm đương nồi vai trò đó. Lịch sử trước đây đã như vậy, hiện nay và sau
này vẫn sẽ là như vậy. Trong điểu kiện Việt Nam hiện nay cũng như trong
tương lai, không có sự cần thiết khách quan nào để tạo dựng nên các đảng
phái chính trị đối lập. Đảng luôn luôn phấn đấu tự đồi mới mình, và đổi
mới sự lãnh đạo để bảo đảm được vai trò là đội tiên phong chính trị của
xã hội. Thử hỏi, hiện nay có đường lối nào thuận với trào lưu phát triển và
phù hợp với lòng dân ngoài đường lối đổi mới do Đảng để xướng?
Một chế độ dân chủ chân chính không phải được quyết định ở chỗ có
một hay nhiều đảng. Vấn đế là ở chỗ nền dân chủ đó hình thức hay có thực
chất, dần chủ cho một thiểu số hay cho đa số nhân dân. Nắm vững chân lý
sơ đẳng này có ý nghĩa nguyên tắc để không bị tuyên truyền về dân chủ tư
sản mê hoặc và lừa mị chúng ta.
344