Page 249 - Nguyễn Văn Linh Hành Trình Cùng Lịch Sử
P. 249

Trước hết, ngay trong tháng 6 hoặc tháng 7 năm  1976, hai tờ báo tư
       nhân đã xuất hiện: Tin Sángvà Đứng Dậy (Đối Diện trước ngày 30-4). Đây
       là hai tờ báo có lập trường đối lập dứt khoát rõ ràng nhất dưới chế độ cũ,
       đã gánh chịu nhiểu hoạn nạn và đã giành được cảm tình của giới trí thức
       và sinh viên học sinh. Sau đó ít lâu, lại có thêm hai tờ báo khác mang màu
       sắc tôn giáo: Giác Ngộ và Công giáo và Dân tộc. Các sạp báo rộn rịp trở lại,
       thành phố vui hơn, dần có học vốn ghiền đọc báo cảm thấy một nhu cầu
       căn bản của họ đă được chính quyền cách mạng quan tâm đáp ứng theo
       chiều hướng cởi mở rộng rãi.

         Kế đến, ngày 10-8-1975, Hội trí thức yêu nước mở Đại hội đại biểu lần
       thứ nhất tại Nhà hát lớn - mới 3 tháng trước đó còn là trụ sở của Hạ nghị
       viện - với sự tham dự của 500 trí thức tiêu biểu cho các ngành nghể, hầu
       hết là anh em “tại chỗ”'‘l Sau một ngày làm việc, Đại hội đã thông qua bản
       Điểu lệ và danh sách Ban Chấp hành gồm 30 vị, do Giáo sư Lê Vàn Thới,
       nguyên Viện trưởng Viện Đại học Sài Gòn và nguyên  Tổng cục trưởng
       Nguyên tử lực cuộc của Việt Nam  cộng hòa làm  Chủ  tịch.  Trong hàng
       Phó Chủ tịch và ủy viên, có những trí thức hàng đầu tên tuổi như các anh
       Phạm Biểu Tảm, Hồ  Đắc Ân, Trấn Văn Du, Lâm Vãn Vàng, Trấn Ngọc
       Liễng, Phạm Hoàng Hộ, Trần Kim Thạch, Nguyễn Quang Nhạc, v.v...
         Hội Trí thức bắt đầu hoạt động ngay và hoạt động đều đặn, sôi nổi, đôi
       khi rầm rộ, thu hút đông đảo anh em trong giới. Chỉ vài tháng sau, Hội đã
       có tờ báo của mình, tờ Khoa học phổ thông, cũng là một tờ báo cũ do anh
       Lâm Văn Vàng sáng lập từ thời Pháp thuộc! Dầu cho hai chữ “yêu nước” có
       bị một số người châm biếm lúc đầu, Hội vẫn là một chỗ dựa đáng tin cậy
       của anh em và một nhịp cầu giữa anh em và trí thức cách mạng.

         Sự kiện thứ ba là tháng 4 năm 1976, trong cuộc tổng tuyển cử báu Quốc
       hội lần đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất, có 17 ứng cử viên thuộc
       thành phẩn trí thức (cách mạng và tại chỗ), đã đắc cử trong số 35 đại biểu
       của thành phố, chiếm tỷ lệ gẩn 50%.
         Ba sự kiện nói trên, trong một thành phố còn ngổn ngang trăm mối và
       phải chạy gạo từng ngày, cho thấy mối quan tâm và lòng tin cậy của ban
       lãnh đạo đỗi với giới trí thức. Anh em chắc chắn đã cảm nhận điểu ấy và
       đã đáp lại xứng đáng.


       1  Tức anh em đâ lầm việc dưới chế độ cũ,  để phân biệt với các trí thức do mlẻn  Bắc chi viện (được
         gọi  là "tri thức A")  và tri thức từ các chiến  khu vé  ("tri thức R").

       248
   244   245   246   247   248   249   250   251   252   253   254