Page 248 - Nguyễn Văn Linh Hành Trình Cùng Lịch Sử
P. 248

Anh trông còn rất trẻ, dáng điệu thư thái ung dung, nói năng chậm rãi
      nhỏ nhẹ và thường dùng từ ngữ bình dân Nam bộ. Anh kêu gọi đồng bào
      hãy đọc kỹ bản Để cương vừa công bỗ và mạnh dạn góp ý với Đảng, cho
      Đảng biết “cái gì mình thấy Đảng nói trúng, cái gì thấy Đảng nói trật”, tôi
      cứ nhớ hoài hai chữ “trúng trật”.

         Lời kêu gọi đơn sơ đượm vẻ chân thành này rất lạ tai đối với dân Sài Gòn
      và tối thiểu chắc cũng gây được nơi người nghe một cảm giác thoải mái và
      một độ tin cậy nào đó đối với người kêu gọi. Tôi không biết sự hưởng ứng
      của bà con các giới khác ra sao, nhưng tại trường Đại học Văn khoa, nơi
      tôi được cử làm “Phó ban phụ trách” sau ngày 30-4, anh em đã thảo luận
      sôi nổi vế bản Đề cương và thẳng thắn góp ý với Đảng, không chút e ngại.
         Tôi còn giữ một bản góp ý của tổ 1, được đánh máy thành 2 bản rất đẹp,
      có chữ ký của tổ trước một bản gửi lên cấp trên, một bản làm tư liệu. Đọc
      lại bản góp ý này 23 năm sau, tôi giật mình không chỉ vì sự mạnh dạn mà
      còn vì sự đúng đắn của các ý kiến. Chẳng hạn trong mục “Phát huy quyển
      làm chủ tập thể của nhân dân”, anh em đã “hiến kế’ như sau:
         “Để cho sự kiểm soát của nhân dân đối với chính quyển được hữu hiệu
      hơn, để nghị:
         1. Không nên kiêm nhiệm các chức vụ lãnh đạo.
        2. Tăng cường vai trò của các Hội đổng dân cư và các đoàn thể.
        3. Tăng cường chức náng phản ánh dư luận quẩn chúng của báo chí.

        4. Công khai hóa những hoạt động nào xét không cần giữ bí mật.
        5. Các ban Thanh tra nên chủ động tìm hiểu tình hình tại các cơ quan
      chính quyền.
        6. Bảo đảm các quyển tự do căn bản cùa công dân, tăng cường pháp chế
      xã hội chủ nghĩa bằng những bộ luật hoàn bị.
        Rõ ràng một bộ phận đáng kể của giới trí thức thành phổ đã hưởng ứng tích
      cực lời kêu gọi của ông Bí thư Thành ủy, đã góp ý với Đảng một cách nghiêm
      túc và có chiếu sâu, chỉ hơn một năm sống với chính quyến cách mạng.
        Muốn lý giải đẩy đủ thái độ tích cực đó, phải nhớ lại những sự kiện có
      liên hệ tới giới trí thức đã tuần tự diễn ra tại thành phố này, khi đại bộ
      phận anh em đã bắt đầu yên tâm đôi chút về các vấn để việc làm, lương
      hướng, học tập cải tạo.




                                                                      247
   243   244   245   246   247   248   249   250   251   252   253