Page 37 - Nằng Lượng Kì Diệu
P. 37
cũng tập trung phát triển dùng sức gió để phát điện. Đan Mạch chuẩn bị lắp 2000
quạt gió trên cả nước, dự tính đến năm 2000 sẽ cung cấp cho cả nước 1/4 đến 1/3
lượng điện cẩn thiết. Hà Lan được coi là “quốc gia cùa những chiếc quạt gió”,
trước đây quạt gió của quốc gia này chủ yếu dùng để hút nước và xay bột, ngày
nay cũng chuyển hướng sang dùng để phát điện. Theo dự đoán, đến cuối thế kỉ
này, năng lượng điện tạo ra bằng sức gió chiếm 1/5 lượng điện tiêu hao trong cả
nước. Tính đến tháng 1 năm 1984, tổng lượng điện tạo ra bằng sức gió của Mỹ đã
đủ chiếu sáng cho 150.000 hộ gia đình. Đến năm 1985, đã tăng lên thành
450.000 hộ. ước tính đến năm 2000, lượng điện tạo ra bằng sức gió của nước Mỹ
sẽ vượt qua lượng điện hạt nhân hiện nay của chính nước này, tương đương với
lượng điện sản xuất bằng sức nước hiện nay cùa Mỹ, chiếm 10% tổng lượng điện
của toàn nước Mỹ. Dầu thô của Monaco rất thiếu thốn, vì thế họ cũng rất coi
trọng việc khai thác sức gió. Quốc gia này có rất nhiều đèo, thế là trên đèo họ xây
dựng những nhà máy phát điện bằng sức gió. Để nâng cao công suất phát điện
bằng sức gió, Monaco đặc biệt nhập những kỹ thuật đỉnh cao về hàng không và vũ
trụ của Pháp, lắp đặt tuabin bằng sức gió tham khảo theo nguyên lý động lực học
không khí của máy bay và máy bay trực thăng. Mỗi tuabin có thể cung cấp
600 kw điện. Có một nhà máy phát điện lắp 84 tuabin bằng sức gió, trở thành
một trong những nhà máy phát điện bằng sức gió lớn nhất trên thế giới.
Nghiên cứu vê' tuabin bằng sức gió của Pháp đứng
vị trí hàng đẩu thế giới. Tuabin do Pháp nghiên cứu
chế tạo được tạo nên bởi 3 cánh quạt dài 105 thước
Anh, trọng lượng của mỗi cánh quạt chỉ khoảng 3 kg.
Đó là do sử dụng sợi các bon nguyên liệu ghép tiên
tiến nhất. Sau khi nước Đức nhập loại tuabin này vào
nhà máy phát điện Aimuden đã giúp lượng điện sản
xuất ra đạt 1500 kw, tăng 2-3 lần so với lượng điện
tạo ra bởi động cơ bằng sức gió trước đây.
Quạt gió sử dụng tuabin
để lấy điện
38