Page 36 - Nằng Lượng Kì Diệu
P. 36
Có điếu, mọi người không thể quên được gió - nguồn năng lượng vô giá
không bao giờ cạn kiệt. Đặc biệt là đến thập kỷ 70 của thế kỷ XX, khi thế giới xuất
hiện cuộc khủng hoảng năng lượng, các nhà động lực học lại hướng ánh mắt vào
gió. Vì sao vậy? Hoá ra năng lượng từ gió có rất nhiều ưu điểm.
Một trong những ưu điểm của gió là đầy là một nguồn năng lượng lớn, có thể
tái sử dụng. Theo ước tính, nếu dùng toàn bộ nguồn năng lượng gió để phát điện
thì công suất có thể lên tới 1000 triệu kw. Nguồn năng lượng tạo ra từ việc đốt
than trên toàn thế giới mỗi năm chỉ chiếm 1/3000 năng lượng do gió cung cấp
một năm. Trong đó, hiện nay chỉ nguyên nguồn năng lượng gió trong độ cao
200m tiếp giáp vể bể mặt lục địa đã vượt qua tổng số năng lượng tạo ra từ các loại
nhiên liệu khoáng chất khai thác từ dưới lòng đất trên toàn thế giới mỗi năm.
Chẳng trách mọi người đều nói sức gió là “than màu xanh”. Đương nhiên gió
không phải màu xanh, chỉ là nó thổi trên bầu trời xanh, mọi người gọi nó bằng cái
tên đầy hình tượng. Một ưu điểm khác của năng lượng gió là vô cùng sạch sẽ,
không gây ô nhiễm môi trường. Đốt củi, đốt than, đốt dầu đểu tạo ra khí thải,
những khí thải này phát tán ra không trung, tạo nên nguồn ô nhiễm cực lớn.
Nhưng nếu sử dụng năng lượng gió không phải đốt cháy, cũng không gây ra khí
thải. Gió vào từ máy móc động cơ rất sạch sẽ, sau khi làm việc thổi ra ngoài vẫn
sạch sẽ, thật là “ra bùn mà không ô nhiễm”.
Thời cồ đại, sức gió chủ yếu dùng để cung cấp cho năng lượng máy móc, thúc
đây một số máy móc vận hành.
Nhưng ngày nay, các nhà động lực học lại khao khát dùng gió để phát điện.
Cũng có thể nói, dùng sức gió thúc đẩy máy động cơ, rồi máy động cơ bằng sức
gió lại kéo theo máy phát điện sản sinh ra điện. Nguyên tắc làm việc của máy động
cơ bằng sức gió và quạt gió cổ xưa không khác nhau nhiếu, bộ phận chủ yếu chính
là bánh xe giống như trong quạt gió. Nó được lắp trên phần khung giống như đầu
máy bay, nhìn trông giống phần đầu của một chiếc máy bay cánh quạt. Do sức gió
ở trên không trung mạnh hơn ở bên dưới, nên phần khung máy thường lắp trên
giá tháp cao.
Quốc gia sử dụng động cơ bằng sức gió đầu tiên là Đan Mạch, nhưng sau này
Hà Lan lại vượt lên và đặc biệt coi trọng nguồn năng lượng này. Ngoài ra, các
nước Mỹ, Ô-xtrây-li-a, Thuỵ Sĩ, Đức, Canada, Nhật Bản, Thuỵ Điển, Monaco...
37