Page 147 - Nằng Lượng Kì Diệu
P. 147

Hơn nữa, chất lên men sử dụng hiện nay có tốc độ lên men chậm. Như vậy
        cũng ảnh hưởng đến tốc độ sản xuất cồn.

            Để giúp cho nhiên liệu cồn có thể thực sự trở thành năng lượng động lực, các
        nhà khoa học đang nỗ lực hết sức.  Điều thú vị là có  một sự kiện xảy ra đã đem
        những gợi ý hữu ích cho các nhà khoa học.

            Vào  thời kỳ chiến tranh thứ 2 có  số binh sỹ đóng  trên  một hòn  đảo  nhỏ  ở
        Nam Thái Bình Dương. Một ngày nọ họ đột nhiên phát hiện ra rằng những thứ
        họ mặc trên người đều bị cái gì đó ăn mất. Họ thấy rất kỳ lạ rốt cục nó là thứ gì?
        Sau đó qua nghiên cứu phát hiện ra rằng chúng đã bị một loại vi sinh vật ăn mất.
        Nó là một loại nấm có thể tiết ra một loại chất xúc tác phân giải chất xơ của vật

        chất. Nó có thể bẻ gẫy liên kết phân tử chất xơ biến thành phân tử đường gluco
        nên chúng ăn mất dây đeo đan và sợi vải.

            Khi nghe được thông tin này các nhà khoa học rất vui mừng nghĩ rằng chỉ cần
        tìm ra một loại nấm mới là có thể biến các thực vật có chứa chất xơ trở thành cồn.
        Những thực vật có chứa chất xơ thì nhiếu vô kể. Trong cành cây, lá cây, tre, bông
        đều có nhiểu chất xơ. Theo ước tính thực vật trên toàn thế giới sẽ sinh ra  150 tỉ
        tấn chất xơ sau quá trình quang hợp, đó thực là một nguồn nguyên liệu lớn. Xem
        ra dùng cổn làm nhiên liệu chạy xe sẽ xảy ra trong tương lai không xa. Hiện nay
        trên thế giới có nhiều quốc gia có tiền lệ sử dụng cổn chạy xe. Brasil trổng nhiều
        mía nên họ dùng bã mía để sản xuất cồn, sản lượng mỗi năm đạt 1 tỉ galleon. Trên
        toàn lãnh thổ Brasil có hàng triệu xe sử dụng nguyên liệu là cồn hoặc hỗn hợp cồn,
        xăng,  ở  Thành phố  San  Diago còn  có  trạm  bơm  xăng  cồn.  Bộ  năng lượng Mỹ
        cũng  đưa ra  kế hoạch  sau năm  2000  sẽ  chuyển  một bộ  phận  xe  hơi  sang  dùng
        nhiên  liệu cồn. Các nước như  Australia,  Nam  Phi,  ấn  Độ,  Canada,  Indonesia...

        vẫn đang phát triển nguyên liệu cồn để bù vào sự thiếu hụt xăng. Có vẻ như dùng
        rượu chạy xe hoàn toàn không phải là chuyện đùa.

            Nhắc đến rượu không thể không nhắc đến “đại ca” của rượu; Metanol. Tháng
        2  năm 2008  ở Sóc Châu  Sơn  Tây xảy ra 2 vụ tai  nạn chết người thảm  khốc  do
        dùng rượu gây ra. Hung thủ gầy ra vụ trúng độc này chính là Metanol.
            Metanol là một loại chất lỏng dễ cháy có thể dùng làm nguyên liệu. Nó cũng

        là một hợp chất hidro cacbon, không màu trong suốt giống như etylic và có mùi
        cồn. Do giá của Metanol khá rẻ nên các phẩn tử xấu dùng nó để làm rượu “giả”.


         148
   142   143   144   145   146   147   148   149   150   151   152