Page 127 - Nằng Lượng Kì Diệu
P. 127
Vậy thì tại sao núi lửa lại phun? Thì ra trong Trái Đất tổn tại một lò lửa lớn,
cũng là một kho nhiệt lớn, hơn nữa nếu càng đi sâu vào lòng đất thì nhiệt độ sẽ
càng cao. Nhiệt độ ở tâm trái đất là 2.000 - 5.000°c. Nhiệt độ tẩng phía trên
trung tâm Trái Đất là 1.300°c. Nhiệt độ tầng đáy vỏ Trái Đất cũng lên đến mấy
nghìn °c.
Nhiệt độ cao ở dưới vỏ Trái Đất sẽ khiến cho núi lửa hoạt động, gây nên tai
họa cho loài người. Đổng thời cũng đem lại hạnh phúc cho mọi người bằng các
dòng suối nước nóng. Đối với “lò lửa lớn” dưới chân chúng ta, các nhà khoa học
đang nỗ lực phát tán nhiệt năng của nó. Họ quyết tâm dùng lượng nhiệt cực lớn
này để tạo ra năng lượng cung cấp cho loài người, loại năng lượng này chính là
năng lượng địa nhiệt.
Suối nước nóng làm sạch mỡ đặc
Trong bài thơ “Trường hận ca” của đại thi nhân Bạch Cư Dị đời Đường có kể
câu chuyện Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi. Trong bài thơ có hai câu thế
này: “Xuân hàn tứ dục Hoa Thanh trì, ôn tuyền thuỷ hoạt tẩy ngưng chi” (Trời
xuân lạnh suối tuôn nước ấm, da mỡ đông kỳ tắm ao Hoa - Tản Đà dịch). Hổ
Hoa Thanh là hồ nước nóng dưới chân núi Li, phía Đông Tràng An (nay là Tây
An, Thiểm Tây). Đường Minh Hoàng bảo Dương Quý Phi đến hồ này tắm vào
mùa xuân tiết trời lạnh, nước nóng trong hổ sẽ giúp cho quý phi có làn da trắng
trẻo, nõn nà. Nghe kể rằng ngay từ trước đời Đường thì Hán Vũ Đế, Tần Thủy
Hoàng cũng đã cho xây cung điện và bể tắm ở đầy. Nhà khoa học thời Đông Hán
Trương Hàn sau khi tắm ở núi Li xong đã viết nên bài thơ hoa mỹ “ôn tuyển phú”.
Những suối nước nóng như thế có ở nhiều nơi ở Trung Quốc. Trong cuốn “Thủy
kinh chú” của nhà địa lý học Bắc Ngụy Lịch Đạo Nguyên có ghi rằng, vào thời này
ở Trung Quốc có hơn 10 suối nước nóng lớn. Còn số lượng suối nước nóng được
ghi lại trong tư liệu lịch sử của các địa phương thì còn nhiều hơn nữa. Từ những
tư liệu lịch sử này có thể thấy ít nhất là từ trước thời Tẩn Hán người Trung Quốc
đã biết sử dụng địa nhiệt để tắm.
Thời đó, ngoài dùng để tắm ra thì nước nóng cũng được dùng để chữa bệnh.
Trong cuốn “bản thảo cương mục” của nhà dược học Lý Thời Chân đời Minh có
128