Page 51 - Làng Khoa Bảng
P. 51

Yên  Hòa  là  một  vùng  đât  cổ,  cái  tên  Kẻ  Cót  đã
          chứng tỏ điều đó, tên gọi này đã được các nhà nghiên
          cứu  ngôn  ngữ  học,  sử  học,  khảo  cổ  học  và  dân  tộc
          học  khẳng  định  về  sự  ra  đời  và  tồn  tại  của  làng  từ
          trước  thời  Bắc  thuộc.  Thêm vào  đó, ngôi mộ  cổ bằng
          thân  cây  khoét  rỗng  cùng  nhiều  di  vật  có  niên  đại
          cách  ngày  nay  hơn  2.000  năm   được  khai  quật  năm
          1978  ở  trong  lòng  sông  Tô  Lịch  thuộc  địa  phận  của
          làng  đã  chứng  minh người  Việt cổ  đã  từng ở  đây  để
          xây  dựng  xóm  làng.  Đến  thế  kỷ  thứ  6  nhà  Tiền  Lý
          cũng đã về đây xây dựng đồn luỹ trên bờ sông Tô  để
          chông giặc  Lương xâm  lược  (cho  nên ở  khu vực  Dịch
          Vọng,  Yên  Hồ  hiện  nay  có  nhiều  nơi  thờ các  vua  Lý
          Nam  Đế,  Lý  Phật  Tử cùng  các  tướng  của  hai vị  như:
          Lý  Thiên  Bảo, Triệu  Chí Thành...).
              Trong sô" các làng khoa bảng của Thăng Long - Hà
          Nội, Yên Hòa là  một làng có nhiều thành tựu về  khoa
          cử  (cả  đại  khoa,  trung  khoa  và  tiểu  khoa).  Chẳng  thế
          mà vùng Tây kữih thành có câu ca về "tứ danh hương"
          (Mỗ,  La,  Canh,  Cót).  Làng  Hạ  Yên  Quyết,  từ  xa  xưa
          coi  việc  khuyến  học  là  m ột  trong  những  công  việc
          trọng  đại  của  cộng  đồng  làng  xã,  quê  hương:  làng
          dành ra 3 mẫu ruộng "Độc thư điền" (ruộng học), cùng
          100 quan tiền, để làm phần thưởng cho người đỗ  Tiến
          sĩ thời xưa. Ngoài ra theo lệ làng, dân làng còn thưởng
          ruộng cho cả  những người đỗ  cử nhân nho học,  tú  tài
          nho  học.  Những  người  đang  đi  học  không  phải  phu
          phen  tạp  dịch. Trong đình làng có ba bậc chiếu,  trong
          đó chiếu nhất dành cho các bậc khoa trường, chức sắc...





                                     50
   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56