Page 27 - Làng Khoa Bảng
P. 27
Theo sử sách, ông thi đỗ Thái học sinh (tương
đương Tiến sĩ) năm 1396, cũng là khoa thi cuối cùng
của nhà Trần (đời vua Trần Thuận Tông). Sau đó nhà
Trần bị Hồ Quý Ly soán ngôi (1400), rồi đất nước bị
giặc Mmh xâm chiến và đô hộ (1407 - 1427).
Trong giai đoạn này, có lẽ như mọi nhà yêu nước
khác, Phan Phù Tiên chọn thái độ bâ't hỢp tác với nhà
Minh, ở nhà mở trường dạy học, tìm kiếm và đào tạo
người tài cho đất nước, góp phần vào cuộc kháng
chiến chống Minh của Lê Lợi. Sau ngày kháng Minh
toàn thắng, năm 1429, vua Lê Thái Tổ cho mở khoa
thi đầu tiên, gọi là Minh kinh bác học, để chọn nhân
tài và xây dựng lại đất nước. Với mong muôn được
góp tài hèn sức mọn ra dựng xây đất nước, gạt bỏ
ngoài tai lời gièm pha (đỗ Tiến sĩ thời Trần), Phan Phù
Tiên đã ra dự thi và đỗ thứ ba của kỳ thi này.
Ông được bổ làm việc ở Quốc Sử viện và Quốc
Tử giám, hai cơ quan nghiên cứu học thuật và đào tạo
nhân tài quan trọng bậc nhất đương thời. Từ đây bắt
đầu mở ra con đường vừa dạy học vừa nghiên cứu,
biên soạn sách vở của nhà giáo dục. Tuy nhiên đến
năm 1433, triều đình thiếu người nên điều Phan Phù
Tiên vào làm An Phủ sứ ở Thiên Trường (Nam Định
ngày nay), rồi ở Hoan Châu (Nghệ An - Hà Tĩnh ngày
nay). Việc dạy học và nghiên cứu học thuật của ông
đành phải gián đoạn khoảng 15 năm. Đến năm 1448,
dưới thời vua Lê N hân Tông, Phan Phù Tiên lại được
triệu về kinh trở lại với công việc giảng dạy ở Quốc
Tử giám và nghiên cứu ở Quô"c Sử viện.
20