Page 213 - Làng Khoa Bảng
P. 213
văn thần khác trong việc biên soạn các tập thơ của
Tao Đàn còn truyền lại đến nay là Quỳnh uyển cửu ca
và Hồng Đức quô'c âm thi tập.
Tiến sĩ Thân N hân Trung được phong Lễ bộ
Thượng thư, trưởng H àn lâm viện sự, rồi thăng Lại
bộ Thượng thư, N hập nội phụ chính, chức quan cao
nhât của triều đình...
Tư tưởng xuyên suô"t con người Thân N hân Trung,
kể cả trong văn chương dù làm trong lúc vua tôi ngâm
vịnh, có tính thù tạc, người đọc vẫn thấy ở ông một
tấm lòng yêu nước thương dân sâu xa, m ột ý thức
trách nhiệm cao với dân, với nước, một đòi hỏi cao
về đạo đức đôi với mọi người, ngay cả với bậc đê
vương. Thân Nhân Trung không chỉ là m ột vị quan
đại triều có uy tín về đức độ và tài năng mà ông còn
là nhà giáo dục m ẫu mực của thời đại. ô n g là tấm
gương sáng về tinh thần hiếu học để gia đình, con cháu
và quê hương noi theo. Hai người con và cháu của ông
đều có ý chí học tập và đỗ đại khoa: Thân N hân Vũ
(con thứ), đỗ khoa Tân Sửu, Hồng Đức 12 (1481); Thân
Cảnh Vân (cháu đích tôn, con Thân N hân Từi), đỗ Đệ
nhất giáp Tiến sĩ Cập đệ tam danh khoa Kỷ Mùi, Hồng
Đức thứ 18 (1487); Thân Nhân Tửi (con trưởng) đỗ Đệ
tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Tuất,
Hồng Đức 21 (1490).
Đối với quê hương - làng N ếnh, Thân N hân
Trung là người khai khoa, xây nên truyền thống thi
thư của làng. Kể từ Thân N hân Trung (đỗ năm 1469)
đến khoa thi Kỷ M ùi, niên hiệu H oằng Định thứ hai
212