Page 185 - Làng Khoa Bảng
P. 185
cán và năng lực quản lý khá toàn diện của bản thân,
Nguyễn Trung Ngạn đều hoàn thành tốt các công việc.
Nguyễn Trung Ngạn còn là nhà văn, nhà thơ có
tài. Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú
đã nhận xét về thơ Nguyễn Trung Ngạn: "Lời thơ hào
mại, phóng khoáng, có khí phách và côT cách Đỗ Lăng
(tức Đỗ Phủ). Những câu thơ hay nhiều không kể xiết.
Thơ tứ tuyệt lại càng hay, không kém gì thơ thời thịnh
Đường". Tác phẩm của ông gồm có: Giới Hiên thi tập;
Hình luật thư; Hoàng triều đại điển; Thanh chi Đà Giang
thực lục; Ma nhai ký cổng bi văn.
Sau khi ông qua đời, nhiều địa phương đã lập đền
thờ để tưởng nhớ. Riêng tại Thăng Long - Hà Nội, nơi
Nguyễn Trung Ngạn từng có nhiều năm gắn bó và
làm đến chức Kinh sư Đại doãn trực tiếp cai quản
kinh thành, đã có 7 nơi thờ Nguyễn Trung Ngạn; Đền
Tiên Hạ: 46A ngõ Phất Lộc; Đền Hương Tượng: 64 Mã
Mây; Đền Hương Nghĩa: 13B Đào Duy Từ; Đình Mỹ
Lộc: 45 Nguyễn Hữu Huân; Đình Hương Bài: 90 Trần
N hật Duật; Đình ư u Nghĩa: 2A N guyễn H ữu Huân;
Đình Phúc Lộc: 6 Lương Ngọc Quyến
Trên quê hương Thổ Hoàng, Ân Thi, Hưng Yên,
phần mộ của ông Nguyễn Trung N gạn đặt trên cồn
Con N hạn, nằm ở phía Tây Nam làng Thổ Hoàng.
Còn nhà thờ cụ Nguyễn Trung N gạn là m ột ngôi nhà
ngói ba gian, có tổng diện tích khoảng 35 m^ trên một
thửa đất rộng gần 200m^.
Tại Nghệ An, có họ Nguyên Công tại xã Thái Sơn,
huyện Đô Lương được coi là dòng dõi của Nguyễn Trung
184