Page 164 - Làng Khoa Bảng
P. 164

Cũng lận đận trong thi cử nên đến năm 1766, Ngô
     Thì  Sĩ  mới  đỗ  được  Hoàng  giáp,  ô n g   liên  tiếp  làm
     quan ở nhiều nơi: Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An,
     rồi cuôì cùng  là  Đô"c  trân ở Lạng Sơn.
         Trên lĩnh vực sử học, ông là  một sử gia nổi tiếng.
     Việt sử tiều án,  Đại  Việt sử ký  tiền  biên  của  ông  là  hai
     công  trình có  giá  trị  lớn,  ở đó  thể hiện  rõ  Ngô  Thì Sĩ
     là  nhà  sử học vừa có  tinh thần làm việc khoa học cẩn
     trọng, có  nhiều  phát hiện mới và  suy nghĩ riêng, vừa
     có  ngòi bút viết sử sinh  động,  lôỉ cuô"n người đọc.
         Đại  Việt sử ký  tiền  biên  là  bộ  sử biên niên gồm  17
     quyển, được Ngô  Thì Sĩ biên soạn bằng chữ Hán, thể
     hiện  giai  đoạn  lịch  sử  từ  Hồng  Bàng  đến  hết  thời
     thuộc Minh, chia thành 2 phần: ngoại kỉ từ Hồng Bàng
     đến  Ngô  sứ  quân  gồm  7  quyển;  bản  kỷ  từ nhà  Đinh
     đến hết  thuộc  Minh,  gồm  10 quyển.
         Với  Đại  Việt  sử ký  tiền  biên,  Ngô  Thì  Sĩ  cũng  đã
     tra  cứu  bổ  sung  được  khá  nhiều  sự  kiện,  cải  chính
     được  khá  nhiều  sai  sót  của  sử  cũ  mà  chính  bộ  Khâm
     định  Việt sử thông giám cuơng mục đã  công nhận và bổ
    biên sửa  chữa.

         Không chỉ là  một sử gia nổi tiếng, Ngô Thì Sĩ cũng
    là  một nhà  văn đa  dạng về  bút pháp và  có  một khôi
    lượng  tác  phẩm   khá  lớn.  Bảo  chướng hoằng  mộ  cho  ta
    thây sự sắc sảo, giàu tinh thần phê phán của ngòi bút
    nghị luận.  Ngọ  phong văn  tập  thể hiện châl hiện  thực,
    phong  phú  của  ngòi  bút  ký  sự.  Anh  ngôn  thi  tập  thể
    hiện  châl  hào  hoa  đằm  thắm  của  một  tâm  hồn  thi  sĩ
    giàu  nhân  ái,  trung  hậu...  Song  có  lẽ  nổi  bật  nhầl  ở



                               1B3
   159   160   161   162   163   164   165   166   167   168   169