Page 20 - kỹ Thuật Trồng Ngô
P. 20
Sau khi nảy mầm ngô hút N không nhiều nhưng rất
quan trọng. Nhu cầu N tăng dần từ giai đoạn cây con
nếu khi thụ tinh ngậm sữa, sau đó vẫn cần N nhưng ở
mức độ thấp hơn. Khi chín thì 2/3 lượng đạm hút được
chuyển về hạt. Sự hút đạm phụ thuộc vào mức độ p và
K. Bón cân đối NPK sẽ rất thuận lợi cho ngô hút N.
5. Yếu tố lân (P)
Lân là thành phần cấu tạo của tế bào tham gia vào
các yếu tố cơ bản điều khiển quá trình sống. Thiếu p
tương tự như thiếu N sẽ gây rối loạn sinh trưởng đối
với ngô non. Thiếu p cản trở sự hình thành sắc tố, trên
lá già và thân già có màu đỏ, các lá khác màu xanh tối.
Nhiều p quá gây rối loạn cho việc hút sắt và kẽm.
Lân rất cần cho ngô ở giai đoạn 3 - 6 lá. Trong các
thời kỳ đầu ngô hút nhiều p, khoảng trên dưới 100
ngày sau khi gieo ngô ngừng hút p. Cung cấp p cho
ngô khi 4 - 6 lá, tung phấn phun râu và làm hạt đều
tăng khả năng làm hạt. 80% số p mà ngô hút được
vận chuyển về hạt.
6. YếutỐkali(K)
K không tham gia vào các hợp chất hữu cơ như N
và p mà tồn tại ở dạng ion. K điều khiển khả năng
thẩm thấu của thành tế bào và chế độ nước, giữ vai
trò quan trọng trong việc vận chuyển vật chất về cây,
tăng khả năng kháng bệnh, cứng cây.
Thiếu K dốt thân ngô ngắn, nhỏ, lá dài, mút lá và
mép lá vàng úa.
K có tác dụng chống đối với Canxi. Nhiều K gây ra
thiếu Ca và cản trở hấp thụ Bo, Zn, Mg và NH4\
ICỸ THUẬT TRÒNG NGÔ 19