Page 103 - kỹ Thuật Trồng Ngô
P. 103
được để ruộng bị khô hạn dài ngày. Nếu gặp mưa to,
mưa dài ngày cần khơi thông mương rãnh để thoát
nước nhanh, tránh để đọng nước, úng ngập gây thối
rễ, cây không hút thu dinh dưỡng được làm hạt phấn
kém sức sống cũng khó thụ tinh, kết hạt dược.
3. Kỹ thuật canh tác
Cần duy trĩ chế độ phân bón, bón đầy đủ lượng, cân
đối các nguyên tố dinh dưỡng, đúng lúc theo nhu cầu
của giống và tùy thuộc vào các loại đất tốt, xấu và dặc
biệt tăng cường phân hữu cơ khi bón lót, phân lân
trước khi trỗ cờ, phun râu 2 - 3 tuần và kali sau khi
thụ phấn, bắp đã kết hạt nhằm làm cho bắp to hơn,
hạt mẩy hơn, chất lượng tốt hơn. Mật độ gieo trồng có
ảnh hưởng lớn đến sự thụ phấn, kết hạt của ngô. Với
các giống ngô lai F1 không nên gieo quá dày ( 2 - 3
hạt/hốc) cây sẽ thon, yếu, lá che bóng rợp nhiều, bắp
sẽ nhỏ, hạt thưa thớt. Mật độ nên gieo từ 55.000 đến
70.000 cây/ha là vừa.
4. Phòng trừ sâu bệnh
Giai đoạn trước, trong và sau khi trỗ cờ, phun râu
nếu để sâu đục thân, đục bắp gây hại ngay dưới lá
mang bắp, sâu ăn râu bắp trước khi thụ phấn, sẽ gây
khó khăn cho sự thụ phấn, bắp rất ít hạt, thậm chí
không có hạt. Thời điểm cờ nhú mà gặp nắng hạn, rầy
mềm thường phát sinh, phát triển rất nhanh, chích
hút nhựa làm cho cờ bị héo, khô, không tung phấn
được. Phòng trừ kịp thời các dối tượng này bằng cách
rải thuốc hạt Basudin, Furadan, Regent vào giai đoạn
cây có 7 - 8 lá và trước khi trỗ cờ.
100 KỸ THUẬT TRÒNG NGỔ