Page 29 - Kỹ Thuật Trồng Đậu Xanh
P. 29
phát triển nhanh và chín tập trung để có thể kịp thu
hoạch trước khi nước sông dâng lên, tránh nước ngập
làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt đậu.
* Luân canh
Cây đậu xanh có vị trí quan trọng trong các hệ
thống luân canh ở nhiều nước Đông Nam Á, Ân Độ,
châu Phi, Ôxtrâylia... Hàng năm, tùy theo điều kiện
sinh thái của từng vùng, cây dậu xanh có thể trồng
vào vụ xuân, vụ hè, vụ thu trong các hệ thống luân
canh cùng với cây lương thực, cây thực phẩm...
Ở nước ta, đậu xanh thường dược trồng luân
canh với lúa, mía, lạc, ngô. Ớ vùng Đồng bằng sông
Cửu Long, vào tháng 12, sau khi thu hoạch lúa nổi,
nông dân thường gieo trồng đậu xanh bằng cách
đơn giản là chọc lỗ tra đậu xanh rồi lấp bằng tro.
Năng suất vụ đậu xanh này thường là 10 - 15
tạ/ha. Ở vùng đất bãi ven sông thuộc Đồng bằng
sông Cửu Long đậu xanh thường đưa vào các hệ
thông luân canh sau đây:
- Đậu xanh + lạc (năng suất tương ứng là 12 - 20 tạ/ha).
- Lạc + ngô + đậu xanh (năng suất tương ứng là 20
- 4 0 - 6 - 8 tạ/ha).
- Mía + đậu xanh (năng suất tương ứng là 400 - 8 ta/ha).
- Lúa + đậu xanh + lúa (năng suất tương ứng là: 40
- 15 - 40 tạ/ha).
Tham gia vào các hệ thông luân canh, đậu xanh góp
phần vào quá trình cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu của
đất thông qua việc làm thay đổi thành phần dinh
28 KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU XANH