Page 20 - kỹ Thuật Trồng Các Loại Khoai
P. 20
cây khác dạng, cây bị bệnh đem tiêu huỷ để tránh lẫn
giống và tránh lây lan bệnh.
Phòng trừ sâu bệnh: Khoai tây giống trông trong vụ
xuân thời tiết thường âm u, mưa phùn nên phải chú ý
phòng trừ bệnh mốc sương, bằng các loại thuốc đặc hiệu
như Cuproxat 345SC, Zinep 80WP, Ridomil Gold 68WP,...
Ngoài ra, khoai giống thường sinh trưởng, phát triển
mạnh vào thời kỳ khi các diện tích khoai thương phẩm
đã thu hoạch nên các loại dịch hại sẽ di chuyển sang gây
hại, nhất là rệp làm lây lan bệnh xoăn lá, xoăn lùn. cần
chủ động phòng trừ rệp bằng các loại thuốc đặc hiệu như
ConPidor, Trebon, Actara, Dantosu,...
Thu hoạch: khi khoai đã già có 2/3 số lá đã vàng
và tàn dần, chọn ngày nắng ráo để thu hoạch. Khi thu
hoạch cần nhẹ tay, hạn chế sây sát củ giống, triệt để
loại bỏ những củ thổi hỏng, sâu bệnh và nên sớm đưa
khoai vào kho lạnh để bảo quản hạn chế sâu bệnh hại
xâm nhập.
3. Nên trồng những giống khoai tây nào?
Kết hợp với kết quả nghiên cửu, lai tạo, chọn lọc
từ các giống khoai tây nhập nội và trong nước trong
nhiều năm qua của các nhà khoa học, của các viện, các
trường và các cơ sở nhân giống, cùng với kết quả
bước đầu của mình, dự án "Khoai tây Việt - Đức" giai
đoạn 1 đã giới thiệu một số giống khoai tây thịnh
hành ở Đồng bằng sông Hồng để bà con nông dân
tham khảo, áp dụng.
21