Page 16 - Kỹ Thuật Chọn Tạo Và Trồng Cây Cam Quýt
P. 16
Hình thái tán cây cam quýt rất đa dạng: có loại tán
rộng, có loại tán thưa, phân cành hướng ngọn hoặc
phân cành ngang; tán hình tròn, hình cầu, hình tháp
hoặc hình chổi sể. Cành có thể có gai hoặc không có gai,
cũng có thể có gai khi còn non và rụng gai khi cây đã
lớn, già. Một số giống loài không có gai nhưng khi nhân
giống bằng hạt lại xuất hiện rất nhiều gai trên thân và
cành, nhưng càng ở cấp cành cao càng ít gai và gai
ngắn.
* Lá cam quýt có hình dáng rất khác nhau. Lá
Poncirus có chia thuỳ chạc 3. Các cam quýt khác
thường có hình ô van, hình trứng lộn ngược, hình thoi,
có eo lá hoặc không có, eo lá to hoặc nhỏ. Những loài
cam quýt có nguồn gốc lai với Poncirus thường eo lá to,
cuống lá ngắn. Ở đa số các cam quýt, mép lá có răng
cưa, trừ Fortunella (quất), các giống quýt thường có
đuôi lá chẻ lõm xuống ở phía mút.
Cây cam quýt trưởng thành có từ 150.000-200.000
lá. Tổng diện tích chừng 200m2. Tuổi thọ của lá cam
quýt từ 2 đến 3 năm tuỳ theo vùng sinh thái, vị trí lá
và tình trạng sinh trưởng của cây và cành mang lá, vị
trí của cấp cành. Trên mặt lá, có từ 400-500 khí khổng
trên 1 mm2.
* Hoa cam quýt có 2 loại: hoa đủ và hoa dị hình. Hoa
đủ cánh dài màu trắng mẫu 5, mọc thành chùm hoặc
đom độc (Poncirus triỉoliata). Nhị có thể có phấn hoặc
không có phấn. Số nhị thường gấp 4 lần số cánh hoa,
xếp thành 2 vòng, nhị hợp. Bầu thường có 10-14 ô (múi
15