Page 111 - Gà Ta Ở Vườn Đồi
P. 111

bệnh  một  cách  chậm  chạp.  Gà  trên  2  tháng  tuổi
        thường gặp bệnh  cầu trùng ở  thể mãn  tính,  yếu  gầy,
        chậm lớn, chân và cánh bại liệt.
           Gà  bị  bệnh  khỏi  chậm  lớn.  Bệnh  tích  cầu  trùng
        thấy  rõ  là  manh  tràng  phình  to  gấp  2 - 3   lần  bình
        thường,  màu  tím  đỏ,  chất  chứa  bên  trong  lẫn  nhiều
        máu, nạo niêm mạc có  nhiều vết loét.
           Vách  ruột  non  gà  bệnh  dày  lên,  màu  hồng,  nạo
        niêm  mạc  có  những  chấm  trắng  xám  nhỏ,  giữa  có
        điểm xuất huyết, chỗ này là nơi tập trung nang trứng
        cầu trùng.
           Gà  lớn  thường  nhiễm  cầu  trùng  trực  tràng,  gà  bị
        bệnh thì trực tràng có những nếp nhăn, màu đỏ thẫm,
        loét trông như những bậc thang.
           - Phòng chữa bệnh
           Trong chăn nuôi gà  vườn,  bệnh  cầu trùng có  phần
        ít gây tác hại hơn bởi lý do:
           Bãi  vườn  ánh  nắng  mặt  trời  chiếu  trực  tiếp  nang
        trứng cầu trùng bị tiêu diệt một phần.
           Gà vườn vận động tăng sức đề kháng bệnh.
           Từ nhỏ gà đã tiếp xúc ít cầu trùng cho nên đã có  sức
         miễn dịch nhất định nhưng nhiễm liều cao gà vẫn bị bệnh.
           Chăn nuôi gà công nghiệp, gà nhốt bệnh xảy ra có
         khả năng nặng hơn, bôi vì  sức đề  kháng kém nên dễ
         bị lây lan.
           Gà đã bị bệnh dù chữa khỏi cũng chậm lớn, do vậy
         phòng bệnh là chính.
           Đối với cầu trùng áp dụng phương pháp "trị - phòng"
         (Therapo-prophylaxia) bằng dùng các loại thuốc có tác


                                   109
   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116