Page 110 - Gà Ta Ở Vườn Đồi
P. 110

Ở môi trường thiên nhiên nang trứng cầu trùng rất
        bền vững,  có  thể tồn  tại  từ vài  tháng đến  một  năm.
        Trong phân khô nang trứng tồn tại một tháng.  Nhiệt
        độ  cao  tác  động  nang  trứng  dễ  chết.  Nhiệt  độ  thích
        hợp cho cầu trùng phát triển ngoài thiên nhiên là  26
         - 32%. Toàn bộ chu kỳ phát triển của cầu trùng ở điều
        kiện nước ta khoảng một tuần lễ.
           - Nhiêm bệnh cho các loại gà
           Gà các lứa tuổi đều bị nhiễm cầu trùng nhưng gây
        bệnh của mỗi loài có khác nhau. Gà non bị bệnh nặng
        và chết nhiều hơn gà lớn. cầu trùng E.Tenella gây tác
        hại lớn nhất cho gà con, sau đó  đến E.necatrix.
           Gây bệnh  do các  thể  phân  liệt  của  cầu  trùng xâm
         nhập vào tế bào niêm mạc ruột, phát triển và phá hủy
         tế bào,  gây tổn thương và làm  chảy máu, vì thế ở  gà
        bệnh trong phân chứa nhiều máu.  Do  cầu trùng phát
         triển nhanh chóng và phá hủy niêm mạc ruột cho nên
         chính là nơi cửa mở cho hàng loạt vi khuẩn khác xâm
         nhập gây các bệnh nhiễm trùng đường ruột.
            Bệnh cầu trùng manh tràng thường xảy ra ở gà con
         từ 20 - 45 ngày tuổi, cầu trùng ruột non và  ruột già ở
         gà dò và gà lớn.
            Gà sau 2 tháng rưỡi bệnh thường nhẹ, ít gây chết.
           - Triệu chứng, bệnh tích
            Gà  con  bị  bệnh  ủ  rũ,  bỏ  ăn,  khát  nước,  cánh  xả,
         lông xù, đi lại loạng choạng. Phân loãng, lúc dầu màu
         xanh,  sau  đó  lẫn  máu,  đôi  khi  trong  phân  chỉ  toàn
         máu  tươi.  Phân  dính  bết  đầy  quanh  hậu  môn.  Bệnh
         cấp  tính  không  được  chữa  kịp  thời  gà  sẽ  chết.  Thể
         bệnh nàý thường  ở  gà  con bị  cầu  trùng manh tràng.
         Khi  qua khỏi  giai  đoạn  suy kịch  này gà  có  thể khỏe
   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115