Page 173 - Kỹ Thuật Ứng Dụng In Op Xet
P. 173
172 Màu sắc và sự phối hợp màu sắc mực in
3- Độ cứng trên bề mặt tấm cao su đồng đều: Nâng cao độ cứng
bề mặt tấm cao su theo độ Shore A sẽ đạt được sự cải thiện về độ
mài mòn, độ bền rách và ít khả năng trưcmg với các chất rửa, dung
môi hữu cơ và thời gian sử dụng bền hơn.
4- Tính chất chịu nén tốt: Tính chất chịu nén là một thông số
kết cấu tấm cao su quan trọng, có ảnh hưởng đến độ sắc nét của
điểm tram và hình ảnh, độ bền động học và khả năng bến với các
tác nhân như chất rửa, khắc phục hiện tượng phồng ở vùng ép in.
5- Tính chất đàn hồi tốt: Tính chất đàn hồi càng tốt đem lại
hiệu quả truyền hình ảnh cao và tính chất hấp phụ mực in càng tốt
6- Tính năng nhận bắt mực (Trapping) và truyền mực tốt: đảm bảo
quá ưình in màu sắc mực in đồng đều, tươi sáng, nét chữ sắc gọn.
7- Khả năng trương nở của lớp cao su bề mặt nhỏ nhất: tiêu chí
này có liên quan đến quá trình hỗn luyện các thành phần trong lớp
cao su bề mặt phân bố đồng đều và nhiệt độ phân bố đồng đều
trong quá trình lưu hóa cao su.
8- Tỷ lệ co giãn tấm cao su nhỏ nhất: Tiêu chí này thể hiện ở
kết cấu tấm cao su bền chắc, đặc biệt ở lớp vải đế tấm cao su, tỷ lệ
sợi dọc và sợi ngang ở mỗi lớp vải dệt và độ kết dính bền chắc
giữa các lớp keo dán vải và các lớp cao su. Độ giãn dài của tấm
cao su phải nhỏ hơn 1%, giảm thiểu lượng biến dạng khi truyền
hình ảnh in.
9- Tính chất quang học: Màu sắc trên bề mặt tấm cao su đồng
đều, không loang màu, chỗ đậm, chỗ nhạt.
10- Sự biến dạng khi căng bản nhỏ nhất: Cường lực căng bản
khi căng tấm cao su ưên trục ống cao su phải bằng và lớn hơn
3000N (N = đơn vị Niutơn - Newton). Độ dày tấm cao su giảm khi
căng bản trên trục ống cao su phải nhỏ hơn 1,7%.
11- Các lớp kết dính frong tấm cao su bền chắc: không bị tác
động do các chất rửa và dung môi hữu cơ