Page 43 - Kiến Trúc Kỳ Diệu
P. 43

&      1 0 . Bức TƯỜNG NHÀ TRONG SUỐT






         Từ xưa đến nay, ngành xây dựng không thể rời khỏi “cửa sổ” và “bức tường”,
     trong sự so  sánh  giữa  cửa  sổ và  bức tường  họ  cũng đã có  những tác  phẩm  nổi
     tiếng. Kiến trúc sư người Mỹ ông Smith phát hiện ra rằng tường bao bên ngoài các
     công trình không có tác dụng quan trọng, có thể dùng gương kính thay thế gạch
     để làm tường. Do bề mặt bên ngoài gương rất trơn, có tác dụng phản xạ lớn, vì thế

     rất dễ tạo nên hiệu quả nghệ thuật kì diệu. Năm  1945, ông Smith đã thiết kế một
     ngôi nhà có tường làm toàn bằng gương kính cho một nữ bác sĩ, toàn bộ ngôi nhà
     sáng  lóa  mắt,  trông giống như  “cung  thủy tinh”.  Đáng  tiếc  là,  lúc  đó  tính  cách
     nhiệt của thủy tinh trong suốt rất kém, dễ gây lóa mắt, người phụ nũ trong ngôi
     nhà này luôn  bị cái lạnh giá của  mùa đông, cái nóng bức của mùa hè cũng như
     ánh sáng chói lóa giày vò đến mức suốt ngày kêu đau khồ. Vậy là lần thử nghiệm
     đầu tiên của Smith thất bại, tuy nhiên ông không hể nản lòng, mà vẫn luôn nghĩ
     đến việc  thiết kế công trình  mới với tường bao  ngoài là  gương kính.  Đến  năm
     1950, sau khi gương kính màu xuất hiện, ông Smith đã sử dụng nó thiết kế một

     công trình kiến trúc cao tầng (38 tẩng) có tường bao quanh là gương kính, đó là
     cao ốc Seagram ở New York Mỹ, công trình này đã nhận được sự đánh giá cao của
     giới kiến trúc.

         Năm 1960, lại xuất hiện một loại gương mặt kính, làm cho các công trình kiểu
     như  trên  lại  càng  phát  triển  mạnh.  Gương  mặt  kính  là  dùng  phương pháp  mạ
     trong chân không hoặc phương pháp xử lí hóa học, trên những tấm kính đã qua
     xử lí nhiệt (thông thường gọi là thủy tinh công nghiệp) mạ thêm một lớp kim loại
     có độ dày là 0,1  - 0,2 micromet  (kim loại này có thể là đồng, nhôm, vàng)  hoặc
     một lớp oxi hóa kim loại (như đồng oxi hóa, Co ban oxi hóa, Ti tan oxi hóa, thiếc
     oxi hóa) làm cho nó sáng bóng như gương, đồng thời xuất hiện các màu sắc khác

     nhau như màu vàng, màu bạc, màu lam, xám, màu đổng cổ.  Kính mặt gương có
     hai đặc tính quan trọng đó là có gương và có kính, khi tiếp nhận ánh sáng nó có
     đặc tính của gương, có thể đứng soi gương, còn mặt khuất sáng của nó lại mang
     đặc tính của kính, có thể cho ánh sáng lọt qua. Điếu này đã làm cho các công trình

                                                                                  43
   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48