Page 58 - Kì Vĩ Núi Đèo
P. 58

Hiện bãi đá cổ Sa Pa đã được công nhận  là Di tích văn
        hóa  quốc  gia  và  đang  đề  nghị  UNESCO  công  nhận  là  Di
        sản văn  hóa thế giới.

             Sa Pa là nơi sinh sống của nhiều dân tộc ít người: Mông,
        Dao,  Tày,  Giáy...  và còn  lưu  giữ được  nhiều  phong tục tập

        quán của người dân tộc với  những nét văn  hóa độc đáo.
             Chiều  tối  thứ bảy  hằng  tuần,  nơi  đây  lại  rộn  rã  tiếng
        đàn môi, tiếng khèn, tiếng sáo nỉ non tỏ tình của các chàng
        trai  cô  gái  người  Mông,  người  Dao  từ các  bản  làng  xung

        quanh tìm đến gặp nhau.
             Sa  Pa  còn  là  một vựa thuốc  nam  phong  phú,  có  nhiều

        loại hoa quả ôn đới, như đào, lê, mận hậu, táo mèo, hoa đào,
        hoa bất tử... bày bán trong các chợ phiên  ngày chủ nhật.
             Sa  Pa  là  xứ sở  Núi  và  Mây.  Mây trắng  như những dải
        lụa ôm ấp núi.

             Thế kỉ trước có nhà nghệ sĩ già Võ An  Ninh say mê với
        cảnh  mây núi  Sa  Pa.  Cụ Võ đã  nhiều  lần  đến  "phục  kích"

        hàng  tuần  chờ  nắng  hửng  để  chụp  những  bức  ảnh  rừng
        thông Sa Pa bảng lảng trong mây như một bức tranh  lụa vẽ
        miền thiên thai  cổ tích.
             Ngày nay  những  nhà  nhiếp ảnh trẻ dùng máy ảnh tối

        tân  để chụp  những bức ảnh  tuyết phủ  rừng cây như ở gần
        cực Bắc xa xôi.
             Suốt gần  một thế kỉ  kể từ năm  1920,  muốn  đi  du  lịch

        Sa  Pa  người  ta chỉ đi  bằng tàu  hỏa từ Hà  Nội  lên  Lào Cai,
   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63