Page 226 - Không Phải Huyền Thoại
P. 226
Bàn cờ chiến cuộc 2 2 5
9 gần Savannakhét. Một con nhím thứ hai của Navarre đã xuất hiện ữên
chiến ữường Đông Dưcmg sau con nhím Điện Biên Phủ.
Cuối tháng 12, Cục Tác chiến báo cáo vói Tổng tư lệnh quân cơ động
địch lúc này đã chia ra ba noi: đồng bằng, Điện Biên Phủ và Trung Lào.
Riêng tại Trung Lào đã có 27 tiểu đoàn.
Tổng tư lệnh vui vẻ nói:
- Chỉ mới là đợt 1 ở Trung Lào. sắp tói còn Hạ Lào, và Tây Nguyên...
Sẽ còn có thêm những con nhím khác.
Ngày 6 tháng 12 năm 1953, sau khi dự thảo phương án tác chiến mới
tại Tây Bắc của Bộ Tổng tham được chỉnh sửa, Tổng quân ủy gửi tờ trìnlì
lên Bộ Chúứi trị, nêu: "Thòi gian tác chiến ở Điện Biên Phủ ước độ bốn
mươi lăm ngày". Trận đánh có thể khỏi đầu vào tháng 2 năm 1954 (sau
khi bộ đội ta đã tiêu diệt Lai Châu). Đây "sẽ là một trận công kiên lớn
nhất từ trước tới nay", sẽ phải sử dụng 3 đại đoàn bộ binh, toàn bộ pháo
binh, công binh, lực lượng phòng kliông. Nếu kể cả cơ quan chỉ huy chiến
dịch, các đơn vị trực thuộc, bộ đội bảo vệ tuyến cung cấp, bộ đội bổ sung,
thi "quân số tổng quát của chiến dịch sẽ là 42.000 ngưỏi".
Hạ tuần tháng 12 năm 1953, Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên
Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong Đông-Xuân 1953-1954. Đảng
ủy chiến dịch được chỉ định gồm các đồng chí: Võ Nguyên Giáp - Bí thư
Đảng ủy kiêm Chỉ huy trưởng chiến dịch, Hoàng Văn Thái - Tham mim
ữưởng, Lê Liêm - Chủ nhiệm Chính trị, Đặng Kim Giang - Chủ nhiệm
Cung cấp.
Võ Nguyên Giáp lên Khuổi Tát chào Bác trước khi lên đường đi chiến
dịch.
Anli nói;
- Thưa Bác, điều tôi lo lắng nhất hiện nay là khi ta đã điều quân lên
Điện Biên Phủ mà quân địch lại rút đi. Địch tiếp tục chiếm đóng Điện