Page 76 - Hướng Dẫn Quản Lý Tổ Chức Lễ Hội
P. 76
kiệu bành, kiệu võng...). Tiếp theo là đoàn các cụ bô
lão,... và dân làng, du khách, V.V.. Trình tự sắp xếp
các vị trí trong đám rước khá linh động - phụ
thuộc vào từng lễ hội cụ thể, từng vùng miền khác
nhau sẽ có những thay đổi khác đi tí chút. Trong
đám rưốc thường có các trò diễn (múa sư tử, múa
lân rồng, múa sênh tiền, con đĩ đánh bồng, múa
bách nghệ khôi hài...).
- Tế lễ (Đại tể): Tế nam quan, tế nữ quan tại
đền/đình trong ngày chính hội và những ngày sau đó.
Ngay sau khi long ngai, bài vị (hoặc tượng
thánh) đã rưốc về đình làng thì dân làng sẽ mang
đồ lễ tế. Đồ lễ tế rất lớn, đôi khi làng giết cả một
con bò, tế xong cả làng sẽ cùng hưởng. Lễ tế có ông
chủ tế còn gọi là ông mạnh bái, ngoài ra còn có bồi
tế tức là phó tế, hai người đông xướng, tây xướng,
hai người nội tán, từ mười đến mười hai người
chấp sự. Về nghi thức tế thường là phải có đủ bốn
giai đoạn: nghinh thần, hiến lễ, dâng văn tế, lễ tạ.
- Lễ túc trực: Sau đại tế các quan viên chức sắc
phải luôn túc trực tại đình vì lúc này thần đang ở
tại đình. Mỗi tốì đều phải có lễ cúng. Ban ngày có
thể có lễ cúng hoặc rước thần đến những nơi thò
tự khác.
- Tuyên lời khánh chúc: Được đọc sau cuộc đại
tế, đây là một bài văn dài, nội dung tả cảnh thanh
bình của dân làng vối tất cả những điểu tốt đẹp
làng xóm đưỢc hưởng, nhắc tới danh lam thắng
76