Page 215 - Hỏi Đáp Về Quyền Con Người
P. 215
nhân quyển và đói nghèo, Báo cáo viên về giáo dục, Chuyên
gia độc lập về tác động của nỢ nưốc ngoài đối vói việc hưởng
thụ quyền vào thăm Việt Nam trong thời gian tối để hiểu
thêm về tình hình Việt Nam và hỗ trỢ Việt Nam bảo đảm
tốt hơn nhân quyền trong các lĩnh vực này’. Cuối cùng, như
đã để cập ở trên, Việt Nam bày tỏ sự mong muốn các nước
và các tô chức quốc tế tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm, giúp
đỡ Việt Nam tăng cường năng lực cho cán bộ và người dân,
nâng cao nhận thức vể vấn để nhân quyền^. Cuốĩ năm 2014,
Quốíc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn thêm hai công
ưốc quan trọng về nhân quyền là Công ưốc chốhg tra tấn
(Công ước chông tra tấn và các hình thức trừng phạt và đốì
xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục năm 1984) và Công
ước về quyền của những người khuyết tật.
Bên cạnh những hoạt động trong khuôn khổ diễn đàn
Liên hỢp quốíc với tư cách là thành viên của Hiệp hội các
nước Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam còn tích cực tham gia
xây dựng cơ chế nhân quyển khu vực, bao gồm việc thành
lập ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền vào tháng
8-2009 và soạn thảo Tuyên ngôn nhân quyền khu vực trên
cơ sở Điều 14 Hiến chương ASEAN. Thêm vào đó, trong một
sô" năm gần đây, Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc đôl thoại
cả song phương và đa phương cấp chính phủ với các nước,
1. Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện nhân quyên ở
Việt Nam, Tlđd, đoạn 88(b).
2. Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện nhân quyền ở
Việt Nam, Tlđd, đoạn 89.
215