Page 167 - Hỏi Đáp Về Pháp Luật
P. 167
2. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách về bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tạo cơ sở để huy động, tập trung sự quan
tâm, hưởng ứng, tham gia của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng.
3. Góp phần xây dựng một môi trường tiêu dùng lành mạnh cho cả
người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
giữ ổn định và tạo động lực phát triển, đổi mới, sáng tạo cho nền kinh
tế đất nước.
4. Nâng cao trách nhiệm, khuyến khích sự hợp tác và phối hợp giữa các
cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong
việc thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng
kế hoạch triển khai cụ thể; hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện Ngày
Quyền của người tiêu dùng Việt Nam hàng năm, đảm bảo thiết thực,
hiệu quả, tiết kiệm.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn
cứ hướng dẫn và chỉ đạo của Bộ Công Thương, tổ chức xây dựng kế
hoạch, kinh phí và thực hiện Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt
Nam tại địa phương.
3. Các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các tổ
chức cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng tích cực,
chủ động tổ chức và tham gia các sự kiện hưởng ứng Ngày Quyền của
người tiêu dùng Việt Nam hàng năm.
4. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt
Nam, các cơ quan thông tin, báo chí Trung ương và địa phương tổ chức
tuyên truyền, khuyến khích toàn xã hội tham gia các hoạt động bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng.
164 Hỏi - Đáp pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng