Page 88 - Hỏi Đáp Kỹ Thuật Canh Tác Trên Đất Dốc
P. 88

cách điện, không bắt nóng,  vừa tốt, vừa rẻ tiền hơn loại rễ
          cây “điên điển”.
              Gỗ  tràm  dùng  làm  cột,  làm  “cừ”  vì  thớ gô  xoăn,  khó
          cưa xẻ.  Hơn thế nữa, thân cây hay cong nứt.  Do đó, không
          dùng  làm  đồ  mộc  như  đóng  bàn,  ghế,  tủ  ...  mà  trái  lại,
          dùng làm cừ thì gỗ tràm rất bền, chịu đựng vững chắc. Củi
          tràm đun có nhiệt độ cao, đượm than.
              Rừng  tràm  có  tác  dụng  cải  tạo  đất  chống  quá  trình
          phèn  hoa.  Rừng  tràm  cũng  có  nhiều  tôm,  cá  và  các  loài
          động vật có giá trị khác.
              Đặc điểm lâm sinh
              Cây ưa sáng hoàn toàn, tán lá hẹp và thưa nên tràm có
          thể mọc thành quần thụ thuần loại rất dày, khoảng 20.000
          cây/ha.
              Tràm  ưa  đất  phèn  ngập  nước  6  tháng  trong  mùa  mưa.
          Mức ngập sâu 0,5 -  1,0 m, thích hợp trên đất phèn ít và trung
          bình với thành phần cơ giới và sét nặng, những cũng có thể
          chịu được đất đồi khô nóng, tầng đất nông, xói mòn manh.
              Tràm  chịu  được  đất  có  độ  độc  của  hàm  lượng  muối
          phèn cao và các chất độc khác (H2S, F e ^ ...), đất chua (pH
          2,5-3,0...).
              Kỹ thuật gieo trồng
              Hạt giống:
              Thu  hái  quả  vào  tháng  1 1 - 1 2   trên  những  cây  hoặc
          quần  thụ  trưởng  thành  từ  8  đến  25  tuổi.  Quả  thu  về  được
          phơi ngoài trời  cho tách  hạt,  tránh nơi gió mạnh vì hạt rất
          nhỏ và nhẹ dễ bị bay.  Cho hạt vào bình để bẩo quản ơ nơi
          khô ráo.
              Tạo cây con:
              Cày  bừa làm  sạch cỏ đất  gieo,  lên  luống  và  san  thẳng
          mặt luống có nước lắp xắp như luống  gieo mạ,  hàm  lượng
          muối trong nước không quá 8%.




          86
   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93