Page 87 - Hỏi Đáp Kỹ Thuật Canh Tác Trên Đất Dốc
P. 87

LA  tràm:  Lá  tràm  nhỏ,  dẹp,  hơi  thuôn  như hình  ngọn
            giáo.  Lá  dài  khoảng  7  -  8cm,  rộng  khoảng  2cm.  Lúc  còn
            non, lá tràm có lông rất mịn, óng ánh màu trắng đục, trông
            rất đẹp.  Khi già, lông rụng hết và những đường gân của lá
            nổi rõ lên.  Lá tràm  là một nguyên liệu quý, một thứ thuốc
            công  hiệu,  thông  dụng  ở nông  thôn,  rẻ  tiền,  dễ  kiếm.  Bà
            con  nông  dân  hái  lá  già  về  phơi  khô  hoặc  hạ  thổ rồi  nấu
            như sắc thuốc  bắc để uống chữa đau bụng,  ăn không tiêu,
            giải  nhiệt,  tri  bệnh  sốt rét...  khá  công  hiệu.  Nếu  đem  chế
            biến theo kiều cất rượu,  thì lá tràm  sẽ cho ta một thứ dầu
            có màu trong xanh, đẹp mắt. Đó là dầu gió, thường dùng ở
            thôn quê.  Theo kinh  nghiệm thì dầu  gió  có tính  sát trùng;
            hạn  chế được  sự phát  triển  của một  số bệnh  về  đường  hô
            hấp  như  Cúm,  Viêm  phế  quản,  Viêm  màng  phổi...  Qua
            những tác dụng  trên,  các  nhà đông  y,  các cụ  già cho rằng
            vùng nào, nơi nào có nhiều cây tràm thì nơi ấy không khí
            tinh khiết hơn, nhờ tính chất khử trùng của lá tràm.
                Hoa tràm: Bông tràm rất nhỏ, có phấn màu vàng vàng
            và luôn  toả ra mùi  thơm  dễ chịu.  Vào rừng  tràm  lúc  mùa
            bông tràm nở rộ, hương thơm của nó làm cho con người rất
            khoan khoái. Mật onẹ ở rừng tràm rất thơm ngon. Qua đó ta
            thấy bông tràm có the sẽ là một trong những nguyên liệu quý
            giá cho nền công nghiệp chế biến hương liệu của nước ta.
                Vỏ  cây  tràm:  v ỏ   tràm  màu  hồng  nhạt  có  nhiều  lớp
            mỏng như giấy, v ỏ  tràm tơ có đến 9 - 1 0  lớp, dày đến  lcm
            và  rất  xốp.  Người  ta  lột  vỏ  tràm  như  kiểu  tháo  mở  một
            cuộn giấy  tròn,  tuỳ  cỡ to  nhỏ,  rộng,  hẹp mà  ta  muốn  lấy.
            Có tấm vỏ dài hàng 2 m, ngang từ 8 đến  10 m. Những nơi
            có  nhiều  tràm,  người  ta  dùng  vỏ  để  dựng  vách  lợp  nhà,
            ngăn buồng,  v.v...  với vỏ vụn  thì dùng  làm  đèn chai  (trộn
            với nhựa cây làm đèn thông dụng ở rừng). Nếu đem xé nhỏ
            thì thấy  trong  mỗi  lớp vỏ có chứa một  chất  phấn  nhuyễn.
            Trước đây, một công ty của Pháp sau khi nghiên cứu đã có
            công bố kết quả:  v ỏ  tràm nếu đem phơi khô nghiền thành
            bột  rồi  nhồi  làm  thành  bánh,  sẽ  cho  ta  một  nguyên  liệu

                                                                     85
   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92