Page 53 - Hỏi Đáp Kỹ Thuật Canh Tác Trên Đất Dốc
P. 53
+ Chăm sóc cây gieo: Tưới đểu, nhẹ, đủ ấm cho đất.
Khi hạt mọc mầm (thường sau khoảng 1 2 - 1 5 ngày và kéo
dài 1 tháng) thì bỏ rơm rạ, và bắt đầu che râm, làm cỏ, phá
váng, không làm tổn thương cây còn non. Chú ý đề phòng
sương muối.
Cây mỡ non tuổi có 3 - 8 lá thường bị nấm cổ rễ, bệnh
lan truyền nhanh, làm cây chết hàng loạt, xẩy ra ở thời kỳ
mưa phùn, nhiệt độ ẩm, khi cây có bệnh thì nGừng ngay
việc tưới, để khô, không bón thúc, nhổ cây bệnh, phun
thuốc Boócđô.
+ Cây cấy: Đất cấy trên luống (hay trong bầu) phải tơi
xốp, bón lót phân hữu cơ đầy đủ, thành phân hỗn hợp ruột
bầu tối thiểu có 10% phân chuồng hoai, 1% supe lân. Khi
cây gieo có 4 - 5 lá đen cấy là tốt nhất. Sau khi cấy thường
xuyên giữ ẩm cho đất, làm cỏ phòng chống sâu bệnh.
Kỹ thuật trồng:
+ Thời vụ: Vụ xuân trồng vào lúc có mưa phùn, đất
đã ẩm, lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi.
Vụ thu thông thường từ cuối tháng 8 đến đầu tháng
10. Tận dụng ngày râm mát, mưa rào, đất đá ẩm, tránh
những ngày nắng nóng, bốc hoi nhiều hoặc mưa to.
+ Chuẩn bị đất trồng:
Phát dọn sạch, đốt trên toàn diện tích, cách này chỉ
nên áp dụng ở nơi có địa hình thấp, dạng đồi bát úp, dốc
dưới 10°, đất sâu, dày. Dùng phương pháp này thì ngay sau
khi dọn sạch phải trồng lại cây phủ đất để sớm có tán che.
Dùng cây cốt khí có nhiều ưu điểm.
Phát dọn theo băng được dùng ở nơi đất dốc, nhất là ở
vùng núi cao, dễ xói mòn, tầng đất mỏng, bốc hơi mạnh.
Trồng Mỡ trên băng chặt theo đường đồng mức.
Lợi dụng tán che của băng chừa giữa lại cây gỗ tái
sinh tự nhiên, không phải trồng lại cây che đất.