Page 24 - Hoạt Động Giáo Dục Nghề Phổ Thông
P. 24
Phấn động là một miếng sắt lệch tâm (h.4.3a) gắn với trục quay và kim. Đối
với cơ cấu đo có cuộn dây tròn, phấn động là miếng sắt gắn với trục và kim.
Ngoài ra còn một miếng sắt nữa gắn với cuộn dây phần tĩnh (h.4.3b).
b) Nguyên lí làm việc
Khi cho dòng điện cẩn đo vào cuộn dây phấn tĩnh sẽ tạo nên từ trường làm từ hoá
miếng sắt phần động. Từ trường này sẽ hút miếng sắt lệch tâm tạo nên mômen quay.
Khi miếng thép bị hút làm cho lò xo bị xoắn lại tạo nên mômen cản. ở vị trí cân bằng,
mômen quay bằng mômen cản và góc quay tỉ lệ với dòng điện cần đo. ở cơ cấu cuộn
dây tròn, khi đưa dòng điện cẩn đo vào cuộn dây sẽ từ hoá hai miếng sắt cùng cực
tính và sinh ra lực đẩy làm cho phần động quay.
b)
Hình 4.3. Cơ cấu đo
a) Cơ cấu điện từ cuộn dây bẹt b) Cơ cấu điện từ cuộn dây tròn
1. Cuộn dây phần tĩnh ; 5. Trục quay; 1. Cuộn dây phần tĩnh ;
2. Miếng sắt lệch tâm (phần động); 6. Kim ; 2. Miếng sắt phần tĩnh ;
3. Lò xo phản ; 7. Đối trọng ; 3. Miếng sắt phần động :
4. Cơ cấu cản dịu : 8. Mặt số. 4. Trục quay.
c) Đặc điểm sử dụng
Góc quay tỉ lệ với bình phương dòng điện cần đo, thang đo chia không đều.
- Dụng cụ kiểu điện từ không có cực tính, do đó đo được cả dòng điện xoay chiều
và dòng điện một chiều.
- Dụng cụ có độ chính xác không cao, chịu ảnh hưởng của từ trường ngoài vi từ
trường bản thân của dụng cụ yếu.
- Cấu tạo đơn giản, rẻ tiền.
- Khả năng quá tải tốt vì cuộn dây ỏ phần tĩnh nèn có thể chế tạo tiết diện lớn.
24