Page 112 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 112
hội và con ngưòi, thì cũng chính là những nỗ lực nhằm tiến
tối xây dựng một xã hội tri thức đích thực. Chính vì vậy, khi
nói đến vai trò của các cấp chính quyền trong việc xây dựng
xã hội tri thức, thì không thể không nói đến những công
việc mà họ đã và đang làm để cải thiện xã hội thông tin.
Những nỗ lực để xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin đầu
tiên của xã hội thông tin hiện đại trên thê giới là thuộc về
chủ trương của chính phủ, đúng như lời nhận xét của hai
nhà khoa học Suliman Al-Hawamdeh và Thomas L. Hart:
“Cơ cấu thông tin toàn thê giới bao gồm một tập hỢp đa
dạng những ứng dụng và dịch vụ gắn kết với các chính sách
và quy định (tôi nhấn mạnh - NVD) nhằm tạo ra một môi
trường tôt hơn và mang lại nhiều hơn cho công việc kinh
doanh và cuộc sôhg”'.
Như vậy, không có chính sách và những quy định hỢp
lý, không có sự điều hành của chính phủ đối với hạ tầng
cơ sở thông tin thì xã hội thông tin và sau đó là xã hội tri
thức không thể hình thành đưỢc. Ngay từ những ngày đầu
của xã hội thông tin, Chính phủ Mỹ đã xây dựng một mạng
thông tin điện tử nhằm mục đích quốc phòng. Các nước đều
có bộ bưu chính viễn thông hoặc bộ thông tin và truyền
thông. Các mạng truyền thông quôh gia của các nưốc được
hình thành đều nằm dưới sự chỉ đạo và điểu hành của chính
phủ. Chính quyền Clinton trước đây rất coi trọng hạ tầng cơ
sở thông tin quốic gia, và Tổng thông Clinton lúc bấy giò coi
sáng kiến về hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia là một chính
1. s. Al-Hawamdeh và Th. L. Hart; Iníormation and KnowIedge
Society, Sđd, tr. 20.
112