Page 633 - Di Tích Lịch Sử
P. 633
XIII. Với chiến thắng này, nhân dần miền Nam đã nêu cao truyền thống anh hùng của
dân tộc và xứng đáng là bức thành kiên cố phía nam của Tổ quốc.
Khu di tích được khánh thành vào ngày 20/1/2005, nhân kỉ niệm 200 năm chiến
thắng Rạch Gẩm - Xoài Mút, với tổng diện tích hơn 2ha gồm ba khu vực: nhà trưng
bày số một nằm ngay dưới chân tượng đài, nhà trưng bày số hai nằm cạnh bờ sông và
một nhà cổ Nam Bộ. Đây là một khu di tích đẹp, thoáng mát và thơ mộng. Các loại hoa
kiểng quý được cắt tỉa cẩn thận, bố trí hài hoà luôn làm hài lòng du khách đến thăm.
Bao quanh khu di tích là màu xanh của vườn cây ăn trái, sát bên bờ sông có nhà hàng
Rạch Gẩm với lối kiến trúc gỗ, tre, nứa vừa mát mẻ vừa lạ mắt.
Tượng đài anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ nằm ngay trung tâm của di tích. Tượng
làm bằng đổng màu nặng 20 tấn, cao hơn 8m, được đặt trên bệ cao mô phỏng hình
chiến thuyền do nhà điêu khắc Nguyễn Hải thực hiện. Vòng ngoài nhà trưng bày (dưới
chân tượng) là dãy phù điêu bằng đổng bao bọc xung quanh, cao 70cm, diện tích
90m^ nặng khoảng 6 tấn. Hoa văn trên dây phù điêu chạm khắc hình người và chim
lạc được tác giả cách điệu từ mặt trống đổng. Độ sâu của hoa văn từ 10 - 12cm. Trên
vách bên trong nhà trưng bày là dãy tranh ghép gốm màu như ở công trình Bến Dược
Củ Chi, gồm bốn chương: khẩn hoang, lập ấp, trận thủy chiến và khải hoàn, chiều
cao l,8m có diện tích 57m^ và hai mảng phù điêu chim muông với cây trái có diện
tích 13m^ bằng chất liệu composit. Nhưng nổi bật hơn cả là hình ảnh Nguyễn Huệ oai
phong đứng trên chiến thuyền đang rút gươm, bên dưới là nghĩa quân Tây Sơn, người
chèo thuyền, người giương nỏ nhìn vê' phía sông Tiền như đang chuẩn bị xông lên, tấn
công vào lũ quân Xiêm xầm lược. Rạch Gầm - Xoài Mút là nơi đẩu tiên ở phía nam
diễn ra một trận thủy chiến chiến lược, đánh tan 5 vạn quân Xiêm và tập đoàn phong
kiến bán nước Nguyễn Ánh vào đêm 19 rạng 20/1/1785.
Vào tháng 2/1784, trước sự lớn mạnh của phong trào Tây Sơn, Nguyễn Ánh chạy
sang Xiêm cầu viện vua Xiêm trỢ giúp. Vua Xiêm cho hai cháu mình là Chiêu Tăng và
Chiêu Sương đem năm vạn quân sang xâm lược nước ta bằng hai ngả thủy, bộ. Được
tin quân Xiêm hoành hành, tháng 1/1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Nam đóng tại
Mỹ Tho, chọn đoạn sông Tiến từ Rạch Gâm đến Xoài Mút dài khoảng 7km, rộng từ
1 - 2km làm điểm quyết chiến chiến lược với địch. Giữa sông có cù lao Thới Sơn và
cù lao Hộ, còn gọi là Bãi Tổn, cây cối rậm rạp rất thuận lợi cho việc giấu quân và mai
phục. Bên cạnh đó, Nguyễn Huệ thu phục một số nông dân địa phương gia nhập vào
nghĩa quân.
Đêm 19 rạng 20/1/1785 (đêm 9 rạng 10 - 12 năm Giáp Thìn), vào khoảng đáu
canh năm, Chiêu Tăng lợi dụng thủy triều xuôi theo dòng sông để tấn công Mỹ Tho
nhằm phá vỡ đội thuyền phòng thủ của Tây Sơn. Quân Tây Sơn giả thua rút dẩn vể
hướng Mỹ Tho, nhử địch lọt vào trận địa mai phục đoạn Rạch Gẫm - Xoài Mút. Khi
chúng lọt vào trận mai phục, bất ngờ pháo lệnh của Tây Sơn nổ vang ở cù lao Thới
Sơn và bờ sông Tiển. Ngay lúc ấy, Nguyễn Huệ cho khoá chặt hai chốt, dồn quân Xiêm
vào thế tiến thoái lưỡng nan. Khi chúng còn hoang mang thì pháo hỏa hổ ở hai bên
bờ nã đạn tới tấp làm cho đội hình chúng rối loạn, tinh thẩn hoang mang rồi bỏ chạy.
Một số ticVi lỊcli svf - VÀ M ItoA Vỉệt >1*»«
C 642 )