Page 3 - Dạy Học Vật Lý
P. 3

Dạy học vật lý thông qua các nhà khoa học

                                       LỜI  MỞ ĐẦU


              Đã lâu, có một số thầy (cô) giáo vật lí trung học cơ sở nói là họ muốn có

       những tài liệu về tiểu sử các nhà khoa học mà sách giáo khoa nhắc đến họ. Theo ý
       kiến  các  thầy (cô),  việc  đó  sẽ  giúp  cho  học  sinh  học  các  bài  giáo  khoa đỡ khô

       khan. Đó quả là một gợi ý hay. Cho đến nay, đã ba bốn chục năm trôi qua, nhưng

       vẫn chưa có một tài liệu nào đáp ứng gợi ý nói trên. Chúng tôi hi vọng rằng cuốn
       sách này có thể lấp khoảng trống đó.  Cuốn sách này kể chuyện về các danh nhân

       khoa học vật lí mà sách giáo khoa vật lí trung học cơ sở có nhắc đến. Vì vậy, thích
       họp hơn cả là các bạn đọc nên sử dụng cuốn sách này kèm theo sách giáo khoa.

       Trong toàn bộ sách giáo khoa vật lí từ lóp 6 đến lóp 9 có tất cả 30 danh nhân được
       nhắc đến.  Mồi bài của cuốn sách này viết về một danh nhân, trừ một trường họp

       đặc biệt; bài VI.3 viết về hai danh nhân, đó là hai anh em Mônggônphiê. Các bài

       sắp xếp theo thứ tự lóp từ thấp đến cao, trong từng lóp thì theo thứ tự bài học từ
       trước đến  sau.  Có những danh nhân được  sách  giáo  khoa nhắc  đến ở nhiều bài.

       Trong trường hợp này chúng tôi sẽ viết về danh nhân đó ở bài giáo khoa nào nhắc
       đến họ đầu tiên.  Ví dụ ở trung học cơ sở ta gặp nhà khoa học Giun (ioule) ở ba

       bài, lần đầu ở bài  13 Vật lí 8, sau đó là bài 21  cũng ở lóp 8, cuối cùng ở bài  16 Vật

       lí 9. ở lóp 8, đến bài  13 ta đã gặp 5 nhà khoa học khác, đến Giun là người thứ sáu,
       vì vậy đến bài  13 lóp 8 chúng tôi viết về nhà khoa học này và đặt tên là bài  VIII. 6,

       Giun, về việc viết tên riêng:  chúng tôi dùng cách viết liền, không dùng gạch nối,
       ví dụ viết Niutơn, không viết Niu-tơn. Nhưng những trường họp đã dùng quen thì

       vẫn dùng như cũ.  Ví dụ,  trong cuốn  sách này,  chúng tôi  viết “tiếng La tinh” (La

       tinh viết rời không gạch nối, không viết liền) vi từ lâu sách báo vẫn dùng cách viết
       đó.  Đe  giúp  bạn đọc  dễ  tra cứu,  khi  nói  đến  tên  một danh nhân  hay một người

       nước  ngoài  hay  một  địa  danh  nước  ngoài  nào  đó  lần  đầu  tiên  thì  ngay  sau  tên
   1   2   3   4   5   6   7   8