Page 145 - Dạy Học Vật Lý
P. 145
Alecxanđrơ Graham Ben (1847-1922)
Cha Ben là người có uy tín lớn trong việc dạy những người câm - điếc nên
một người bạn của ông ở Mĩ ngỏ ý mời ông sang Bôxtcm (Boston) làm quản lí của
một trường dạy học sinh câm - điếc. Nhưng ông từ chối và giới thiệu Ben, con trai
ông, với bạn mình. Vì vậy, tháng 4 năm 1871 Ben đến Bôxtcm, làm công việc
huấn luyện cho giáo viên và dạy học sinh ở trường câm - điếc.
Đen lúc ấy, đưòng dây điện tín xuyên Đại Tây Dương nối Anh và Mĩ đã
xây dựng xong được bốn năm. Ben cho rằng sự việc truyền điện tín là hiện tượng
kì lạ vượt ra ngoài sức tưởng tượng của anh. Hiện tưọTig đó hầu như cuốn hút hết
tâm trí anh. Và chính từ lòng say mê đó Ben đã nảy ra ý tưởng là dòng điện truyền
được tín hiệu trong dây điện tín thì rất có thể dòng điện cũng truyền được những
“nốt nhạc” trong dây điện tín đó (thực ra, dây điện tín cũng chỉ là dây dẫn điện
thông thường). Theo Ben thì “nốt nhạc”, hay nói rộng ra là tiếng nói, âm thanh,
âm nhạc,... cũng là một loại tín hiệu.
Ben hiểu rằng từ ý tưởng đến hiện thực là quãng đưòng vô cùng khó khăn.
Vì vậy, ngoài việc dạy học, Ben tập trung toàn bộ thì giờ còn lại của mình cho
việc nghiên cứu cách truyền âm đi xa nhờ dòng điện mà sau này ta gọi là điện
thoại. Ben chỉ ở Bôxtơn khoảng sáu tháng, cuối năm 1871 Ben lại quay về
Brenphot đê có điều kiện dành thì giờ cho việc nghiên cứu điện thoại. Lúc đầu,
không thực sự tin vào trình độ hiểu biết của mình nên Ben định đi Luân Đôn học
tập tiếp (do anh phải bỏ dở để đi Canada) với hi vọng là việc học sẽ giúp anh tháo
gỡ được khó khăn. Nhưng ngay sau đó, Ben lại bỏ ý định đi Luân Đôn và trở lại
Bôxtơn vừa dạy học vừa nghiên cứu.
Cuối năm sau, năm 1872, Ben mở trường tại Bôxtơn dạy về sinh lí của sự
phát âm và cơ chế của sự nói thành lời. Trường đã thu nhận được hơn 30 học sinh.
Tại đây Ben làm việc hết sức mình vì cái tập thể học sinh đặc biệt này đến nỗi đã
bị ốm mất một thời gian. Trong số các học sinh của trường có một học sinh gái
145