Page 10 - Dạt Dào Sông Nước
P. 10
Ta hãy mường tượng mưa rơi xuống đỉnh núi, những
giọt nước mưa không phải lúc nào cũng được đàn đúm bên
nhau, mà sẽ phải chia tay nhau, giọt chảy về sườn bên này,
giọt chảy xuông sườn bên kia. Nôi liền các đường đỉnh núi
lại với nhau, ta có đường phân thủy hay đường chia nước.
Nước từ đường chia nước chảy róc rách len lỏi qua
những khe rãnh, đào thành các con ngòi, con suô1 nhỏ,
dồn nước xuống bồn thu nước. Nhiều con suối hợp nhau lại
thành sông nhỏ, nhiều sông nhỏ gặp nhau tạo thành sông
lớn. Phần lớn các con sông bắt nguồn từ núi cao. Độ dốc
càng lớn thì nước chảy càng mạnh. Phần phía trên của
con sông gọi là thượng lưu hay thượng nguồn. Do độ dốc
cao nên có thể ví lúc này sông đang ở giai đoạn tuổi trẻ,
như chàng trai sung sức phá lối mở đường tả xung hữu đột
qua các triền đá hai bên. Dòng sông vượt qua những thác,
ghềnh, tung bọt trắng xóa, réo vang như tiếng sấm. Lòng
sông có mặt cắt hình chữ V.
Thường có vài ba dòng sông nhỏ được gọi là phụ lưu
gặp gỡ, hội tụ lại thành dòng sông lớn chảy xuống miền
đồi thấp, chảy qua các thung lũng kéo dài. Địa hình bằng
phẳng hơn nên dòng sông như bước vào tuổi trung niên,
rộng hơn, đĩnh đạc hơn, dòng nước vẫn chảy mạnh mẽ
trong "huyết quản", nhưng không hung hăng phá đá nữa
mà bắt đầu lắng đọng cát sỏi và phù sa, tạo nên những bãi
bồi và bậc thềm. Lòng sông bây giờ có hình chữ u.