Page 8 - Đại Dương Kì Diệu
P. 8
ông nói, từ xa xưa, từ thời kì Trái Đất mới bắt đầu dược hình thành, vẫn còn ở
trong trạng thái nóng chảy, Trái Đất tự chuyển động rất nhanh xung quanh mình
nó. Chúng ta đểu biết, ngày nay thời gian Trái Đất tự quay một vòng tính thành
một ngày là 23 giờ 56 phút, còn khi dó thời gian Trái Đất tự chuyển động quanh
mình nó tính thời gian một ngày chỉ có bốn tiếng đổng hổ, dây quả thực là một tốc
độ nhanh dến chóng mặt. Sức hút của Mặt trời với nước trên Trái Đất đã khiến cho
Trái Đất vốn đang trong tinh trạng nóng chảy xuất hiện hiện tượng thủy triểu.
Trong khoảng, thời gian dó, khi những chấn dộng của thủy triếu và những chấn
dộng của Trái Đất vốn có vô tình trùng khớp thì hiện tượng chấn động cộng hưởng
sẽ xuất hiện. Điếu này khiến thủy triều trên Trái Đất càng lên xuống mạnh mẽ hơn
bao giờ hết. Và kết quả là trên bế mặt xích dạo Trái Đất xuất hiện những vết rạn nứt
lớn, một mảng vật chất lớn tách ra từ vết nứt dó và bay ra bên ngoài Trái Đất, từ đó
nó bay xung quanh Trái Đất, và hình thành nên Mặt Trăng ngày nay. Còn vết sẹo
dể lại trên bể mặt Trái Đất đó chính là Thái Bình Dương.
Câu chuyện trong giả thuyết của G. Darwin xảy ra trên Trái Đẩt trong thời kì
quá xa xưa, khi mà loài người còn chưa hể xuất hiện. Dó dó, nó chỉ là những suy
doán khoa học mà thôi, tin hay không còn tùy mọi người! Cũng có không ít các
nhà khoa học cho rằng giả thuyết trên không có tính thuyết phục. Họ đã tính toán
và chứng minh rằng, Mặt Trăng không thể nào được phân tách ra từ bế mặt Trái
Đất. Và sự hình thành của Thái Bình Dương không hế liên quan gì đến Mặt Trăng.
Vào thế kỉ XIX, nhà khí tượng học người Đức, Wegener đặt ra giả thuyết lục
dịa chuyển động, ông cho rằng những lục địa cổ chia tách đã tạo nên những lục
dịa và đại dương trên Trái Đất ngày nay. Các bạn thử nhìn xem, hai bờ Đại Tây
Dương nếu ghép chúng vào với nhau thì rất khớp, một bên thì nhô ra, một bên thì
thụt vào, giống như là do cùng một lục địa tách rời ra vậy. Học thuyết này của ông
được các nhà khoa học của thế kỉ XX rất tán thành, bởi ngành cổ sinh học và
ngành từ trường Trái Đất cổ tìm dược rất nhiều chứng cứ chứng minh được sự
dịch chuyển của các lục địa. Nhưng nếu dùng học thuyết này để lí giải nguyên
nhân sự hình thành của Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương thì có
thể được, còn dùng nó để giải thích nguồn gốc của Thái Bình Dương thì xem ra
không hề hợp lí chút nào. Các bạn thấy đó, hình dáng của Thái Bình Dương là
hình tròn, hơn nữa đặc trưng địa chất của hai bên bờ Đại dương lại hoàn toàn