Page 120 - Đại Dương Kì Diệu
P. 120

những bãi đá ở chỗ sâu có thể đặt dưới đáy đại dương sâu một nghìn mét. Đương
       nhiên, những nơi này đểu đã được các nhà khoa học lựa chọn kĩ càng. Môi trường
       dưới nước đó phải phù hợp cho cá sinh sống, nước biển phải lưu thông, độ mặn
       và độ PH của nước biển cũng phải phù hợp.

           Tại sao những rạn đá ngẩm lại thu hút được cá? Hóa ra, những rạn đá nhân
       tạo nhô lên trong đáy biển, làm thay đồi hướng dòng chảy của nước biển, tạo nên
       những dòng chảy từ dưới lên trên ở các  rạn đá. Chúng sẽ đem những chất dinh

       dưỡng dưới đáy biển lên tầng giữa và tầng trên của nước biển, tăng thêm độ phì
       nhiêu của nước, tạo nên một môi trường sống lí tưởng cho cá và các loài sinh vật
       phù du. Trên bề mặt các phiến đá nham thạch và giữa các lỗ hổng cũng mọc nhiều
       rong tảo biển và có những loài sinh vật có vỏ, có  mai sinh sống.  Tất cả đểu trở
       thành nguồn cung cấp thức ăn dổi dào cho cá. Rạn đá ngầm cũng là nơi rất nhiểu
       loài cá đẻ trứng và sinh sôi. Nơi đây sẽ trở thành nơi nghỉ ngơi và ẩn náu lí tưởng
       cho  những chú  cá  con  mới  sinh.  Một  môi  trường  sổng  như  vậy sẽ  thu  hút  rất

       nhiều loài cá đến làm nhà ở đây, nơi đây quả thật một thiên đường cho chúng.


                                  Nuôi thả cá dưới biển

           Rạn đá ngẩm nuôi cá nhân tạo thu hút được rất nhiếu cá. Nhưng với những
       loài cá có tính ưa hoạt động, phạm vi hoạt động rộng, bản tính nghịch ngỢm thì
        những rạn đá này vẫn không đủ sức thu hút và giữ chân chúng. Để thu hút được
        các loài cá,  con  người đã căn  cứ vào đặc tính  của  chúng và  thiết  kế những bản
        nhạc, âm thanh để dụ chúng bơi vào rạn đá ngầm nuôi cá nhân tạo. Giống như
       những  con  côn  trùng  nhỏ  hay bay đi  bay lại  trong  không  khí  rất  ưa  ánh  sáng

       thường tụ tập quanh ánh đèn, dưới biển cũng có những loài cá rất yêu thích âm
       thanh. Chúng nghe được âm thanh thì sẽ bơi theo bản năng và tiến gần vê' phía đó.
           Đương nhiên, những loại nhạc mà các nhà khoa học thiết kế cho các loài cá

       không phải là những bản nhạc cổ điển  nghiêm túc, cũng không phải điệu vance
       nhẹ nhàng du dương, càng không phải thứ âm  nhạc hiện đại  trẻ trung đa dạng,
       mà là một loại nhạc đặc biệt chỉ phù hợp cho cá: đó là thứ ầm thanh ở một ầm tần
       đặc biệt. Ví dụ như tiếng gọi cùa cá, tiếng nước khi cá bơi, tiếng nghiến răng khi
       nhai thức ăn hay tiếng nuốt thức ăn của cá.  Những “điệu nhạc” ẩy sẽ được phát



        120
   115   116   117   118   119   120   121   122   123   124   125