Page 21 - Công Nghệ Sinh Học Cho Nông Dân Quyển 7
P. 21

Thiếu bo, lá dày, đôi khi bị cong lên và giòn, cây còi
       cọc, dễ bị chết khô đỉnh sinh trưởng, rễ còi cọc sô" nụ ít,
       hoa dễ bị bị rụng, không thơm và nhanh tàn.

          Thiếu molypden, xuâ"t hiện đốm vàng ở giữa các gân
       của những lá dưới, nếu thiếu nặng, các đốm này lan rộng
       và khô, mép lá cũng khô dần, cây kém phát triển.
          Thiếu  clo,  xuâ"t  hiện  các  vệt  úa  vàng  trên  các  lá
       trưởng  thành  sau  chuyển  màu  đồng  thau,  cây  còi  cọc,

       kém phát triển.
          Lan rất cần phân bón nhưng không chịu được nồng độ
       dinh dưỡng cao, vì vậy bón phân cho lan phải thực hiện
       thường xuyên và tốt nhất là bằng cách phun qua lá. Phân
       bón cho lan phải chứa đầy đủ  các chất dinh dưỡng đa,
       trung và  vi lượng vđi thành phần và  tỷ  lệ  phù  hợp với
       từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Nguyên
       tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân lá  mạnh
       cần đạm cao, lân và kali thấp, trước khi ra hoa cần lân và
       kali cao, đạm thấp trong khi lan nở hoa cần kali cao, lân
       và đạm thấp hơn.

         Phân bón thích hợp cho các thời kỳ này là Đầu Trâu
       501, 701  và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân đối
       đa,  trung,  vi  lượng  và  các  châ"t  điều  hòa  sinh  trưởng.
       Nồng  độ  và  liều lượng phun tùy  thuộc tuổi  và  thời  kỳ
       phát triển như sau:


       20
   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26